Là chủ cửa hàng hải sản nhưng lại đi mua tôm ở chỗ khác về ăn, người đàn ông nhận bài học nhớ đời vì bị phạt hơn 36 triệu đồng

Trung Hạ |

Bỗng nhiên, Trương nhận được báo cáo xét nghiệm về số tôm trong cửa hàng của mình, Cục Quản lý Giám sát Thị trường đã ra quyết định phạt 11.000 NDT (hơn 36,4 triệu đồng).

Bạn có tin rằng có người phải trả mấy chục triệu vì tội “mua tôm về ăn” không?

Vụ việc “tôm giá chục triệu” này xảy ra ở thành phố Trịnh Châu (Hà Nam, Trung Quốc). Gia đình anh Trương đã kinh doanh hải sản qua nhiều thế hệ. Đến đời Trương, anh kế thừa sản nghiệp bao gồm một cửa hàng chuyên buôn bán hải sản khá lớn.

Là chủ cửa hàng hải sản nhưng lại đi mua tôm ở chỗ khác về ăn, người đàn ông nhận bài học nhớ đời vì bị phạt hơn 36 triệu đồng - Ảnh 1.

Vào một ngày của tháng 8/2020, đang giữa trưa, Trương dự định tối nay đóng cửa sẽ lấy vài cân tôm về nhà làm món nhắm rượu. Thế nhưng hôm nay cửa hàng bán đắt nên không còn một con tôm nào.

Không từ bỏ ý định, Trương quyết định đến một cửa hàng hải sản khác mua 3kg tôm bạc đất.

Vốn kinh doanh hải sản nhiều năm nên Trương mắc bệnh nghề nghiệp, luôn chú ý nhiều đến một số vấn đề an toàn thực phẩm. Trương muốn xem các giấy tờ liên quan về nguồn gốc nhập loại tôm này của cửa hàng nhưng anh nghĩ “người ta cũng kinh doanh giống mình nên có lẽ không sao”.

Hơn nữa vẫn còn vài tiếng nữa mới đóng cửa, nên Trương vội vàng mua rồi nhanh chóng trở về để tiếp tục buôn bán.

Là chủ cửa hàng hải sản nhưng lại đi mua tôm ở chỗ khác về ăn, người đàn ông nhận bài học nhớ đời vì bị phạt hơn 36 triệu đồng - Ảnh 2.

Khi quay trở lại cửa hàng, để tôm sống và giữ được độ tươi ngon nên Trương đã cho 3 kg tôm bạc đất vừa mua vào bể oxy.

Đang bận rộn sửa sang chuẩn bị đóng cửa về nhà thì vài người khách bước vào, họ nhìn thoáng qua những con tôm trong bể mà Trương vừa mua và muốn lấy vài cân.

Trương nói với nhóm người rằng số tôm này là anh mua lại của tiệm người khác để về nhà ăn nên không bán lại. Nhưng sau đó, Trương lại nghĩ bản thân đang kinh doanh hải sản, và đương nhiên sẽ rất “kỳ cục” khi từ chối khách hàng đến mua, nên anh đã chia số tôm đó cho họ và bán theo giá gốc mình đã mua.

Là chủ cửa hàng hải sản nhưng lại đi mua tôm ở chỗ khác về ăn, người đàn ông nhận bài học nhớ đời vì bị phạt hơn 36 triệu đồng - Ảnh 3.

Bỗng nhiên, vài ngày sau, Trương nhận được báo cáo từ một công ty xét nghiệm do Cục Quản lý Giám sát Thị trường ủy thác. Báo cáo thể hiện, tôm bạc đất trong cửa hàng của Trương không đáp ứng các tiêu chuẩn thực phẩm quốc gia có liên quan, cụ thể là trong tôm có chứa chất hóa học gây hại đến sức khỏe con người. Nếu có bất kỳ phản đối nào đối với báo cáo, Trương có thể nộp đơn xin kháng nghị trong vòng 7 ngày theo luật định.

Sau đó, Trương đã nộp đơn xin thẩm định lại nhưng kết quả xét nghiệm vẫn như cũ. Cuối cùng, Cục Quản lý Giám sát Thị trường đã ra quyết định phạt Trương 11.000 NDT (hơn 36,4 triệu đồng).

Đến đây, Trương mới vỡ lẽ, thì ra những người khách lúc trước đến mua tôm bạc đất là nhân viên của Cục Quản lý Giám sát Thị trường đi “vi hành” kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Họ mặc thường phục để dễ bề rà soát và kiểm tra, nên Trương không hề hay biết.

Là chủ cửa hàng hải sản nhưng lại đi mua tôm ở chỗ khác về ăn, người đàn ông nhận bài học nhớ đời vì bị phạt hơn 36 triệu đồng - Ảnh 5.
Là chủ cửa hàng hải sản nhưng lại đi mua tôm ở chỗ khác về ăn, người đàn ông nhận bài học nhớ đời vì bị phạt hơn 36 triệu đồng - Ảnh 6.

Trương vô cùng buồn bã và tự trách, anh mua tôm về ăn nhưng lại phải trả cái giá quá đắt. Không ngờ ông chủ kinh doanh hải sản lại bị làm hại bởi chính những con tôm, mà còn là tôm ở cửa hàng khác chứ không phải của mình. Thật đúng là tai bay vạ gió!

Đến năm 2021, Trương đã khởi kiện Cục Quản lý Giám sát Thị trường ra tòa án với đơn yêu cầu hủy bỏ quyết định xử phạt hành chính của Cục đối với cửa hàng hải sản của Trương.

Là chủ cửa hàng hải sản nhưng lại đi mua tôm ở chỗ khác về ăn, người đàn ông nhận bài học nhớ đời vì bị phạt hơn 36 triệu đồng - Ảnh 7.

Theo đó, tòa án cho rằng Cục Quản lý Giám sát Thị trường đã không căn cứ vào tổng thể vụ việc. Vốn dĩ Trương mua tôm về cho bản thân anh, chứ không phải với mục đích kinh doanh. Hơn nữa khi có lòng “hảo tâm” chia lại tôm cho khách hàng, anh đã bán theo giá gốc đã mua, chứ không hề “đội giá” kiếm lời. Do đó, hành vi của Trương thuộc tình tiết nhẹ, không gây nguy hại lớn.

Đồng thời, tòa cho rằng Cục đã xử phạt quá nặng, không thích đáng. Cuối cùng, tòa án đã bãi bỏ quyết định xử phạt đối với cửa hàng hải sản của Trương.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại