Roman Abramovich, tỷ phú dầu lửa của Nga
Du thuyền lớn nhất thế giới hay câu lạc bộ bóng đá Chelsea chỉ là vài phần nhỏ trong khối tài sản khổng lồ của Roman Abramovich.
Ngoài ra ông này còn sở hữu 16 bất động sản, bao gồm 7 căn ở Anh, 2 ở Mỹ, 3 ở Pháp và 4 ở Nga. Tổng cộng, số bất động sản này có giá trị khoảng 485 triệu USD.
Roman Abramovich trong một trận bóng của câu lạc bộ Chelsea.
Về cổ phiếu và tiền mặt, Roman Abramovich kê khai mình có 116 triệu USD đang được cất giữ trong 22 tài khoản ngân hàng và 41 triệu USD giữ dưới dạng cổ phiếu. Câu lạc bộ bóng đá Chelsea, với giá trị 650 triệu USD (theo đánh giá của Forbes) cũng được liệt kê.
Nhưng ít người biết rằng tỷ phú sở hữu chiếc du thuyền lớn nhất thế giới này đã mồ côi cả cha lẫn mẹ khi mới 4 tuổi, cậu bé Abramovich được chú và bà nội nuôi nấng. Cơ hội đến với Abramovich khi ông được cha mẹ vợ tặng cho một món quà cưới đắt tiền. Ông quyết định bỏ ngang đại học để theo đuổi mộng doanh nhân, ban đầu bằng việc bán những con vịt nhựa bên ngoài một khu căn hộ ở Moscow.
J.K. Rowling, tác giả bộ truyện nổi tiếng Harry Potter
Vào đầu những năm 1990, Rowling vừa mới ly dị chồng và cùng con gái sống bằng tiền trợ cấp. Cuốn Harry Potter đầu tiên được bà viết chủ yếu khi ngồi trong quán cà phê. Bị chứng mất ngủ hành hạ, bà thường phải đi dạo với con rồi mới đi ngủ được. Bộ truyện Harry Potter đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới, đem lại cho nữ văn sỹ Rowling khối tài sản khoảng 1 tỷ USD.
Người giàu nhất châu Á: Một tay gây dựng cơ đồ
Với tài sản 23 tỉ USD, tỉ phú 78 tuổi người Hồng Kông Li Ka-shing (Lý Gia Thành) đang là người giàu nhất châu Á và là 1 trong 10 người giàu nhất thế giới. Khối tài sản khổng lồ này đều do một tay ông gây dựng từ con số không.
Cha của Li, một thầy giáo nghèo, mắc bệnh lao và qua đời ở Hồng Kông. Từ đó, gánh nặng trách nhiệm mưu sinh cho cả gia đình đặt lên vai Li.
Cậu buộc phải thôi học trung học giữa chừng khi chưa đầy 15 tuổi để tìm việc làm ở một công ty nhựa. Ở đây, Li đã phải làm việc đến 16 tiếng một ngày.
Nhờ đức tính chăm chỉ, cẩn thận và cầu tiến, đến năm 1950, ông đã học hỏi được nhiều điều để có thể thành lập công ty riêng của mình, lấy tên là Cheung Kong Industries. Mặt hàng đầu tiên ông kinh doanh chính là hoa và đồ chơi nhựa.
Dần dà, Cheung Kong ngày càng phát triển và trở thành nhà đầu tư bất động sản hàng đầu ở Hong Kong, đến năm 1972 thì góp mặt trên thị trường chứng khoán Hồng Kông.
Mới đây ông vừa công bố kế hoạch hiến tặng 1/3 tài sản cho các hoạt động từ thiện mà ông gọi là "đứa con thứ 3" của mình, đưa ông trở thành nhà từ thiện có lẽ là lớn nhất ở châu Á.
H. Huyền
(tổng hợp)