Kiến trúc sư tư vấn: Nếu muốn nhà mát mẻ thì hãy dùng 4 vật liệu chống nóng này

Lam Anh |

Nhờ việc sử dụng các vật liệu cách nhiệt, chống nóng, bạn không chỉ hạn chế được nhiệt lượng hấp thụ từ bên ngoài tác động xuống ngôi nhà mà còn làm cho không khí được lưu thông tốt hơn, hạn chế nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát.

Lắp đặt vật liệu chống nóng chính là 1 trong những giải pháp tối ưu nhằm giảm nhiệt lượng cho ngôi nhà. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn những vật liệu phù hợp để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Để giúp bạn tìm được câu trả lời, KTS Nguyễn Thanh Nga (hiện đang là Phó Giám đốc chủ trì thiết kế Nội thất kiến trúc công ty TNHH Nội thất SOI) đã tư vấn như sau:

Vật liệu chống nóng bên trong nhà

Theo gợi ý của KTS. Nguyễn Thanh Nga, sơn cách nhiệt, xốp cách nhiệt, tôn cách nhiệt, thạch cao, sợi thủy tinh chính là những loại vật liệu chống nóng từ bên trong căn nhà mà bạn nên có thể cân nhắc sử dụng:

1. Sơn cách nhiệt

 Kiến trúc sư tư vấn: Nếu muốn nhà mát mẻ thì hãy dùng 4 vật liệu chống nóng này - Ảnh 1.

Sơn cách nhiệt hay còn gọi là sơn cách nhiệt tường nhà chống nóng tường nhà, sơn chịu nhiệt,... là sản phẩm được sử dụng cho tường. (Ảnh minh hoạ)

Có nhiều loại sơn cách nhiệt cho tường được sử dụng phổ biến như sơn cách nhiệt lăn, quét, phun, sơn xịt cách nhiệt trên mọi bề mặt khác nhau.

Là loại sơn có khả năng kháng nước cao, sơn cách nhiệt không bị bong tróc hay nứt sau 96 giờ ngâm nước. Đồng thời nó cũng có khả năng chịu nhiệt tốt theo như kết quả thủ nghiệm cho thấy dưới tác động của nhiệt độ 60°C trong vòng 24h và ngâm mẫu thử trong nước ở nhiệt độ 23°C mà màng sơn không hề bị bong tróc hay bị rạn nứt.

Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của sơn cũng tùy thuộc vào đặc điểm của nhà. Với mái nhà càng thấp thì càng cảm nhận rõ hiệu quả của sơn. Nhiệt độ của bề mặt dưới mái tôn giảm được từ 12-25 độ C hoặc 4-5 độ C, tùy loại sơn khác nhau.

2. Tôn cách nhiệt

Tôn cách nhiệt là loại vật liệu được sử dụng phổ biến để lợp mái. Loại tôn này có cấu tạo từ 3 lớp: Lớp tôn bề mặt, lớp vật liệu cách nhiệt, lớp lót bạc tại mặt dưới tấm lợp với các đặc điểm.

 Kiến trúc sư tư vấn: Nếu muốn nhà mát mẻ thì hãy dùng 4 vật liệu chống nóng này - Ảnh 2.

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại thích hợp nhất cho căn nhà của mình. (Ảnh minh hoạ)

Tôn cách nhiệt - tôn chống nóng hay còn được gọi là tôn xốp cách nhiệt với cấu tạo bao gồm 3 lớp: kết hợp giữa tôn mạ và lớp xốp để tăng khả năng chống nóng, chống cháy, cách nhiệt và cách âm, chống ồn và làm mát không gian bên trong mọi công trình. Sử dụng tôn chống nóng giúp nhiệt độ bên trong ngôi nhà thấp hơn từ 5-8 độ so với ngôi nhà sử dụng tôn thường.

Theo đó, tôn cách nhiệt PU cũng là tôn chống nóng 2 lớp hoặc 3 lớp tùy nhu cầu sử dụng cũng như kinh tế của người tiêu dùng. Khi lựa chọn tôn chống nóng, đại lý hoặc đơn vị thi công sẽ đưa ra gợi ý để người tiêu dùng chọn tôn lạnh màu hay tôn lạnh trắng để phù hợp với kiểu thiết kế công trình.

3. Thạch cao

Trần thạch cao là trần được làm từ tấm thạch cao, được cố định bằng hệ khung xương vững chắc liên kết vào kết cấu chính của tầng trên. Loại trần này còn được gọi là trần giả - lớp trần thứ hai nằm dưới trần nhà nguyên thủy.

 Kiến trúc sư tư vấn: Nếu muốn nhà mát mẻ thì hãy dùng 4 vật liệu chống nóng này - Ảnh 4.

Mỗi tấm thạch cao thường có kích thước 1,23x2,41m - tương đương một tấm ván ép. Hai mặt của tấm thạch cao được dán một loại giấy đặc biệt để trét mastic. (Ảnh minh hoạ)

Ưu điểm của trần thạch cao là đa dạng mẫu mã và tính thẩm mỹ cao. Nếu không tinh mắt, bạn sẽ dễ nhìn nhầm trần thạch cao là trần đúc thật. Với đặc tính nhẹ và công nghệ tạo bọt hiện đại, thạch cao không bắt lửa, không sinh khói bụi như một số loại vật liệu khác. Ngoài ra, thạch cao còn rất bền, mát, cách âm, tạo được hoa văn theo ý thích và không bị nấm mốc.

Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều loại thạch cao xuất xứ khác nhau như: Việt Nam liên doanh, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật... Giá cả các loại này không chênh lệch nhau do đó nên bạn cần hỏi kĩ ý kiến của đơn vị thi công để lựa chọn được loại phù hợp.

4. Sợi thủy tinh

Sợi thủy tinh là vật liệu gồm nhiều sợi thủy tinh cực kỳ mỏng, mịn và nhẹ được tạo thành từ việc gia nhiệt từ Silicat hay thủy tinh tái chế ở nhiệt độ 1500oC – 1700oC và kéo thành từng sợi với đường kính chỉ từ 4 – 34 μm. Những sợi thủy tinh rất mịn được làm thành từng tấm, dạng vải, lưới hoặc có thể đúc khuôn thành nhiều hình dạng kiểu dáng nên nó có tính ứng dụng rất cao.

 Kiến trúc sư tư vấn: Nếu muốn nhà mát mẻ thì hãy dùng 4 vật liệu chống nóng này - Ảnh 5.
 Kiến trúc sư tư vấn: Nếu muốn nhà mát mẻ thì hãy dùng 4 vật liệu chống nóng này - Ảnh 6.

Sợi thủy tinh là dạng chất dẻo được gia cố, sử dụng nhiều trong ngành sản xuất vật liệu. Một trong số đó là sợi thủy tinh gia cường cho nhựa để tạo thành vật liệu nhựa tổng hợp composite. (Ảnh minh hoạ)

Sợi thủy tinh dần trở thành giải pháp thay thế cho nhiều loại vật liệu truyền thống như thép, nhôm, gỗ, bê tông… Khi sợi thủy tinh kết hợp với những vật liệu khác sẽ tạo ra sản phẩm sẽ có độ bền lý tưởng và có thể được dùng làm vật liệu cách âm cho nhà ở, văn phòng, quán karaoke…

Khi làm chất gia cố cho vật liệu nền, sợi thủy tinh làm tăng độ bền, cứng cáp và khả năng chịu tác động lực cho vật liệu.

Tuy nhiên, những vật liệu cách nhiệt bằng sợi thủy tinh khi bị ẩm sẽ mất đi đặc tính cách nhiệt cho đến khi chúng khô lại. Bởi lẽ đó, người ta ít khi sử dụng vật liệu cách nhiệt bằng thủy tinh cho mái nhà vì đây là nơi dễ bị dột hay dễ ngưng tụ nước mưa.

Ngoài các vật liệu trên, để tăng hiệu quả cản nắng, làm mát cho toàn bộ căn nhà thì KTS Nguyễn Thanh Nga cũng đưa ra 1 số gợi ý như sau: Gạch thông gió che chắn mặt tiền, cản nắng tao bóng đổ giúp làm mát từ bên ngoài, decal chống nắng và chống nóng dành cho cửa sổ tiếp xúc trực tiếp ánh mặt trời, giúp giảm nhiệt cũng như ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, vải/màn lam sáo cũng là lựa chọn bạn có thể cân nhắc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại