Ô tô từ khi bắt đầu xuất hiện trong lịch sử tới nay luôn là một cỗ máy cực kỳ phức tạp. Chỉ một sai sót nhỏ trên ô tô có thể khiến người sử dụng và cả những người xung quanh gặp nguy hiểm, vậy nên tất cả các hãng xe trên thị trường hiện tại đều tuân thủ theo ít nhất một hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho các sản phẩm của mình.
Tất cả, trừ Tesla.
Tại Mỹ và châu Âu, tiêu chuẩn chất lượng xe thường được sử dụng có tên IATF 16949. IATF được thành lập bởi các hãng xe để tạo ra một hệ quy chuẩn chất lượng có thể làm nền tảng cho nền công nghiệp ô tô toàn cầu.
Có thể thấy rõ lỗi lắp ráp trên xe Tesla bằng mắt thường và vấn đề này thực tế không hề hiếm - Ảnh: InsideEVs
Ở thời điểm hiện tại, IATF là bên chứng nhận chất lượng cho các tập đoàn lớn như Ford, BMW, Geely, GM, IVECO, Jaguar Land Rover, Mercedes-Benz, Stellantis, Renault và Volkswagen.
Ngoài ra, trên quy mô toàn cầu ta còn một tiêu chuẩn chất lượng khác là ISO 9001 với Hyundai và Honda chọn đây làm quy chuẩn. Toyota thì tuân thủ một hệ thống chất lượng riêng được hãng công khai có tên Toyota Production System.
Tuy nhiên, xe Tesla hoàn toàn không tuân thủ theo bất cứ quy chuẩn nào. Chất lượng xe Tesla, từ khi họ bắt đầu đi vào sản xuất tới tận bây giờ, luôn là một canh bạc cực lớn cho người dùng cũng là vì vậy. Sơn mỏng, hệ thống treo lỗi, lỗi mô tơ truyền động hay khoảng cách giữa các tấm thân xe quá lớn là những lỗi chất lượng xuất hiện phổ biến nhất.
Bất chấp điều đó, việc hãng làm hình ảnh quá tốt vẫn giúp Tesla xây chắc ngôi vị số 1 làng xe toàn cầu...
Theo AutoEvolution