Không quân Nga "sấp mặt" trước "gã tí hon" Gruzia
Vào năm 2008, các nhà báo quân sự ở Nga và nước ngoài đã để ý việc Không quân Nga đã chứng tỏ khả năng yếu kém của mình trong Cuộc chiến 5 ngày với Gruzia, họ đã để mất nhiều chiến đấu cơ hiện đại, trong đó có cả máy bay ném bom siêu âm tầm xa Tu-22.
Sau cuộc xung đột này, Moscow bắt tay vào việc triển khai chương trình nâng cấp và cải tổ quân đội một cách nghiêm túc.
Cuộc cải cách này đã phải trả qua các thử thách vào tháng 9/2015, khi Tổng thống Putin điều Lực lượng Không quân - Vũ trụ (VKS Nga) vừa mới tái lập tới cuộc viễn chinh đầu tiên, nhằm hỗ trợ cho chế độ đang suy yếu của TT Syria Basar Assad.
Sau khi tham chiến, gần như ngay lập tức Không quân Nga đã giúp thay đổi tương quan lực lượng nghiêng về phía chính phủ của Tổng thống Assad.
Nếu như cuộc nội chiến tại Tây Ban Nha từng là thao trường thử nghiệm dành cho các máy bay ném bom Đức Ju-87 và chiến thuật chiến tranh cơ giới, thì cuộc xung đột tại Syria được sử dụng như trường bắn để thử nghiệm vũ khí thế hệ mới và những phương thức nghệ thuật chiến tranh mới của Nga.
Có thể thấy rõ điều này căn cứ từ việc Nga cố gắng sử dụng tại đó một cách có hệ thống tất cả những máy bay hiện có trong lực lượng không quân của mình, bao gồm các máy bay ném bom chiến lược mà trong suốt 60 năm tồn tại của chúng chưa bao giờ oanh tạc những mục tiêu thực sự.
Thâm chí mẫu tiêm kích tàng hình Su-57 đời mới nhất cũng được Không quân Nga đưa sang chiến trường Syria thử nghiệm.
Tiêm kích tàng hình Su-57 thế hệ 5 của Không quân Nga tham chiến tại Syria.
Để giữ được nhịp độ chiến đấu cao, Không quân Nga thay đổi các tổ lái trên mỗi chiếc máy bay nhanh hơn tiêu chuẩn gấp 2 lần. Bộ Quốc phòng Nga đã tuyên bố rằng đến năm 2018, 80% các phi công/tổ lái đã từng tham chiến tại Syria.
Hoạt động của lực lượng không quân Nga trong điều kiện chiến đấu đã mang tới cơ hội cho các nhà báo đánh giá khí tài hàng không và học thuyết quân sự thích ứng như thế nào với bối cảnh chiến đấu thực tế. Chúng ta cùng đánh giá về các chiến dịch của những máy bay cường kích Nga trong giai đoạn 2015-2018.
Bom "ngu" và các khiếm khuyết của dẫn đường bằng vệ tinh
Tại Syria đang diễn ra cuộc chiến trên bộ, và vì thế không có gì ngạc nhiên khi những chú ngựa chiến chủ lực của Không quân Nga tại quốc gia này là các máy bay ném bom tiền phương và cường kích, chuyên thực hiện những nhiệm vụ như thế này.
Tuy nhiên, Nga đã hành động không như Không quân Mỹ thường triển khai các cuộc oanh tạc bằng vũ khí có điều khiển chính xác. Vũ khí có điều khiển chính xác cao trong kho vũ khí của Nga đã có từ lâu, nhưng ít hơn nhiều so với của Mỹ.
Ước tính có tới 97% các cuộc tấn công của Không quân Nga được thực hiện bằng bom "ngu" có giá thành hợp lý, nhưng đã được nâng cấp nhờ việc ứng dụng tổ hợp định vị-ngắm bắn SVP-24 "Legenda" để tăng độ chính xác.
Khi những dữ liệu về mục tiêu được nhập vào hệ thống (mất gần 45 phút để làm điều này), nhờ sự trợ giúp của hệ thống định vị vệ tinh GLONASS (giống GPS) nó sẽ tự động ném xuống các loại bom rơi tự do ở tầm bay rất cao, nơi hoả lực của hệ thống phòng không khó có thể với tới.
Điều này giúp giảm thiểu tối đa chi phí và rủi ro, nhất là sau khi Su-25 bị bắn rơi từ một tổ hợp tên lửa phòng không vác vai hồi đầu năm 2018, Không quân Nga bị cấm triển khai các cuộc ném bom từ độ cao dưới 4km.
Tuy nhiên, hệ thống SVP-24 lại có tỷ lệ bắn trúng mục tiêu khá khiêm tốn, những hình ảnh video cho thấy rằng các phi công thường bắn trượt lên tới cả 100m (tương đương kích thước của sân bóng đá).
Vấn đề ở chỗ hệ thống vệ tinh GLONASS không được bổ sung các nguồn lực đã vài năm, vì thế nó không thể bảo đảm đủ sự chính xác. Để giải quyết khiếm khuyết này, người Nga bắt đầu thiết lập trên khắp Syria các trạm điều chỉnh vi phân cho GLONASS, và điều đó đã giúp nâng cao độ chính xác lên 30-40%.
Máy bay cường kích Su-25 Không quân Nga tác chiến tại Syria.
Nga đã áp dụng cả những biện pháp khác để bù đắp nhược điểm sai số tâm mục tiêu lớn, các phi công ném xuống mục tiêu một số lượng lớn bom và thậm chí họ được cho là đã sử dụng rộng rãi các loại bom chùm nhồi chất gây cháy bên trong.
Ngoài ra, vì thiếu thông tin trinh sát và dữ liệu quan sát, Không quân Nga chủ yếu thực hiện các cuộc tấn công được lên kế hoạch trước nhằm vào những mục tiêu bất động do quân đội Syria "chỉ điểm".
Hồi đầu chiến dịch, người Nga từng sử dụng các UAV tầm gần chuyên điều chỉnh hoả lực của pháo binh, và vì thế, để triển khai tấn công ở khoảng cách xa, Không quân Nga bắt đầu sử dụng các UAV "Heron" do Israel sản xuất.
Con ngựa chiến chủ lực tại cuộc chiến này là chiếc máy bay ném bom chiến thuật tiền phương thời kỳ chiến tranh Lạnh Su-24M, mà có phần giống với chiếc F-111 đã được đưa ra khỏi biên chế của Mỹ.
Tại Syria, số lượng các máy bay ném bom Su-24 dao động từ 6 đến 18 chiếc, và chúng thực hiện gần một nửa tổng số lần cất cánh của lực lượng không quân Nga.
Vũ khí điển hình của chiếc máy bay này là bom "ngu" 250 và 500kg, bao gồm bom chùm RBK-500 và bom xuyên phá bê tông BETAB-500 chuyên để phá huỷ các hầm ngầm và toà nhà cao tầng.
Tính đến nay đã có 2 chiếc Su-24 Nga bị rơi, trong đó 1 chiếc bị tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi tháng 11/2015, chiếc còn lại gặp tai nạn khi cất cánh.
Máy bay ném bom Su-24 Không quân Nga bị tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ năm 2015.
Su-24 thường được bổ sung bằng các máy bay Su-34 hiện đại hơn. Về bản chất, đó là chiếc tiêm kích-ném bom 2 chỗ ngồi và là biến thể của Su-27. Đặc điểm của nó là chiếc mũi hơi chúc xuống khiến cho nó giống như chiếc mỏ vịt. Ban đầu, những máy bay này có khoảng từ 6 đến 8 chiếc ở Syria, nhưng đến cuối năm 2017, con số này tăng lên tới 12 chiếc.
Su-34 có tầm bay xa, vận tốc và tải trọng lớn, cũng như cả hệ thống chỉ thị mục tiêu bằng laser. Đó là một trong số ít các máy bay chiến đấu của Nga với khả năng thực hiện soi chiếu các mục tiêu để không kích cho những loại đạn trang bị đầu tự dẫn hướng mục tiêu bằng laser, giúp cho việc ném bom được chính xác hơn.
Ngoài ra, nó còn được lắp đặt radar mảng pha bị động đa chức năng với hệ thống quét điện tử. Su-34 là cỗ máy mạnh mẽ, nhưng mất nhiều thời gian bảo dưỡng.
Tầm bay nâng cao của Su-34 giúp nó có thể thực hiện các cuộc không kích nằm vào những mục tiêu như Raqqa mà không cần phải trung chuyển tới những căn cứ tiền tuyến ở trung tâm đất nước Syria.
6 chiếc Su-34 trong một thời gian ngắn đã được cử tới căn cứ Hamadan của Iran, từ đó chúng thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào những mục tiêu của IS. Nhưng sau đó các nhà chính trị Iran đã cấm triển khai chúng ở trong nước khi gọi quyết định này là vi hiến.
Su-34 thường cất cánh với các tên lửa không đối không R-27 và R-73 để tự vệ. Nó còn mang theo bom chùm RKB-500 với lõi dung dịch gây cháy ZAB-2,5S/M.
Mùa xuân năm 2017, máy bay tiêm kích đa năng Su-34 Nga đã ném xuống các mục tiêu khủng bố nhiều bom ODAB-500, tạo ra những chiếc phễu hút chân không huỷ diệt bằng sóng xung kích. Thật khủng khiếp!
Su-34 cũng tiêu diệt một tổ hợp tên lửa phòng không tự hành "Osa" của quân nổi dậy, khi sử dụng bom hàng không dẫn hướng KAB-500.
Máy bay tiêm kích đa năng Su-34 và cường kích Su-25 Không quân Nga ở Syria.
Những cải tiến
Các cuộc tấn công được lên kế hoạch từ trước từ độ cao lớn nhằm vào những mục tiêu bất động không thể bảo đảm cho các đơn vị lục quân của Syria có được thắng lợi trên chiến trường.
Việc thiếu các phương tiện trinh sát và quan sát đã khiến không quân Nga nhiều lần bỏ lỡ cơ hội triển khai những cuộc tấn công nhằm vào các đoàn xe dễ bị tiêu diệt của IS.
Để nâng cao tính hiệu quả, lực lượng không quân Nga bắt đầu thường xuyên sử dụng các hệ thống dẫn hướng hàng không tiên tiến, khi triển khai chúng trong hàng ngũ các đơn vị quân đội Syria. Chúng phát hiện các mục tiêu tối quan trọng từ mặt đất và truyền dữ liệu chỉ dẫn mục tiêu cho các phi công Su-24SM qua hệ thống "Metronom".
Đến giữa năm 2017, các nhóm gồm 10 chiếc máy bay của Nga thường cất cánh 4 lần/ngày, khi chờ đợi các dữ liệu về những mục tiêu mà được truyền cho họ từ các hệ thống dẫn hướng và UAV mới.
Còn thêm một ứng dụng mới nữa. Trong năm 2016, người Nga bắt đầu sử dụng thường xuyên hơn sự yểm trợ trực tiếp từ trên không của tam giác trực thăng tấn công hiện đại Nga Mi-34M, Mi-28N và Ka-52, cũng như các cường kích chống đạn Su-25SM.
Về bản chất, đó là cỗ máy giống với chiếc A-10 của Mỹ, mà được sản xuất từ thập niên 80 nhưng nhẹ hơn và vận tốc nhanh hơn.
Trên những chiếc Su-25SM đầu tiên không có hệ thống "Metronom", và chúng được "tự do đi săn", trong khi chúng phải thực hiện nhiệm vụ phong toả các khu vực chiến sự và không kích những tuyến đường trọng yếu của quân viện trợ.
Trong năm 2016, theo yêu cầu của người Iran, Su-25 thuộc thành phần không quân Nga đã bắt đầu thực hiện các cuộc không kích nhằm vào hành lang cung ứng Azaz, kết nối biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với Aleppo. Đây là "cuộc không kích khiến quân nổi dậy Syria không thể gượng dậy".
Thay vào việc sử dụng các tên lửa chính xác cao như phương Tây, Su-25 của Không quân Nga sử dụng các thùng rocket không điều khiển B8M cỡ 80mm và những thùng rocket công phá mạnh B13M cỡ 130mm để nhằm vào những mục tiêu khá chính xác.
Bổ sung cho các tên lửa không điều khiển và pháo của trực thăng tấn công Mi-28N là những tên lửa điều khiển bằng radar Ataka", còn của Ka-52 – đó là tổ hợp tên lửa chống tăng với điều khiển bằng laser "Vikhr-M".
Trên chiến trường Syria, trực thăng tấn công Mi-28N và Ka-52 có hiệu suất chiến đấu cao nhất, tiếp đó là máy bay cường kích Su-25, tiêu diệt nhiều xe của IS, trong đó có cả những chiếc xe tăng đang di chuyển…
Tuần tra trên bầu trời là trách nhiệm của một vài chiếc UAV với thời gian bay kéo dài như "Forpost" và "Orlan-10". Số lượng phi xuất của những UAV tại Syria đạt tới 300 lần chiếc trong một tuần.
Nhiều đơn vị của quân đội chính phủ Syria và các công ty quân sự tư nhân đã nhận những hệ thống dẫn hướng hàng không tiên tiến. Điều này khiến cho trong một vài trường hợp không quân đã tiêu diệt những đơn vị điển hình của IS gồm 1-2 xe tăng, một vài chiếc xe bán tải gắn súng máy và các xe cảm tử mang những thiết bị nổ tự chế".
Su-25 trong một thời gian ngắn đã bay về Nga, nhưng hồi năm 2017 các máy bay Su-25SM3 nâng cấp đã trở lại với tổ hợp định vị-ngắm bắn SOLT-25 mới.
Đây là hệ thống quang, laser, cảm biến nhiệt được bố trí ở phần mũi để phát hiện và theo dõi các mục tiêu. Chúng còn được trang bị cả hệ thống liên lạc "Metronom".
Tổ hợp phòng vệ mới "Vitebsk-25" và trạm nhiễu sóng chủ động kỹ thuật số L-370-3S cũng giúp những phi công của Su-25 dám liều lĩnh hơn, mặc dù hồi đầu năm 2018 một quả tên lửa từng bắn hạ một chiếc Su-25.
Vào tháng 12/2017, những máy bay Su-25 đã tham gia vào cuộc đối đầu căng thẳng với các tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ.
Nói chung, không quân Nga đến năm 2018 đã chứng tỏ được những khả năng kỹ thuật tiên tiến và chiến đấu của mình, nhờ việc tiếp nhận vào biên chế các thiết bị chiến tranh kết hợp mạng lưới theo mẫu của phương Tây.
Tuy nhiên, trong cuộc xung đột với kẻ địch sở hữu hệ thống phòng không và tạo nhiễu sóng cho các vệ tinh đáng gờm, những máy bay ném bom từ tầm cao lớn bằng bom hàng không không dẫn hướng và hệ thống SVP-24 sẽ mang lợi không ít lợi thế.
Su-34 KQ Nga ném bom ở Syria