Không hề ăn may, kể cả S-300 "thò đầu ra" cũng sẽ bị Israel diệt trong đợt đánh vừa qua?

Hải Dương |

Vụ việc tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 của Quân đội Syria bị phá hủy trong trận không kích hôm 10/5, đã có lời nhận xét cho rằng Israel gặp may mới lập nên kỳ tích.

Trong cuộc không kích trả đũa đợt tấn công bằng pháo phản lực BM-21 nghi do Quân đội Iran đóng trên đất Syria tiến hành, lực lượng Không quân Israel đã huy động một lượng rất lớn máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình và một số phương tiện đặc biệt tham chiến.

Kết quả của cuộc tập kích chớp nhoáng đó theo thông báo từ phía Tel Aviv thì đã gây ra những thiệt hại đáng kể cho phía đối địch, trong đó đáng chú ý có 1 tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-200 và đặc biệt là 1 hệ thống Pantsir-S1 cực kỳ tối tân đã bị phá hủy.

Hiện tại vẫn còn tranh cãi về vũ khí đã được Israel sử dụng trong chiến dịch vừa qua, nhưng hầu hết đều cho rằng đó là máy bay không người lái cảm tử Harop, căn cứ vào tốc độ tiếp cận mục tiêu khá chậm và lại còn thực hiện một vài cú "nghiêng cánh" mang đặc trưng của UAV mà tên lửa hành trình không có.

Không hề ăn may, kể cả S-300 thò đầu ra cũng sẽ bị Israel diệt trong đợt đánh vừa qua? - Ảnh 1.

Giây phút trước khi UAV cảm tử Harop của Israel tiếp cận hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 của Syria

Sau khi cuộc tấn công kết thúc, đã xuất hiện khá nhiều ý kiến nhận xét nhằm giải thích vì sao một tổ hợp vũ khí đáng sợ như Pantsir-S1 lại có thể bị tiêu diệt dễ dàng đến vậy? Trong đó phía Nga cho rằng Israel đã "ăn may" khi chiếc Harop tiếp cận lúc Pantsir-S1 đang ở trạng thái nghỉ và đã bắn hết đạn.

Người Nga cho rằng nếu lúc đó Pantsir-S1 hoạt động thì nó sẽ dễ dàng phát hiện ra mối đe dọa từ xa và ngay lập tức khai hỏa tiêu diệt máy bay không người lái của Israel, nhận định trên liệu có chính xác?

Cần lưu ý rằng lúc đó tổ hợp Pantsir-S1 đang đỗ trên đường băng của một căn cứ không quân, tức là xung quanh nó vẫn còn rất nhiều các hệ thống radar cảnh giới cũng như tên lửa đất đối không khác, nhưng chúng vẫn không thể nhìn ra sự xâm nhập của UAV Israel.

Ngoài ra không phải chiếc Harop xuất hiện khi đã biết Pantsir-S1 hết đạn, từ lúc phóng đi trong lãnh thổ Israel thì nó còn phải bay qua một quãng đường rất dài rồi mới tới được địa điểm công kích, cả quá trình trên Harop đều qua mặt hệ thống cảnh giới của Nga - Syria.

Không hề ăn may, kể cả S-300 thò đầu ra cũng sẽ bị Israel diệt trong đợt đánh vừa qua? - Ảnh 2.

Đồ họa mô tả việc phóng UAV Harop từ chiến hạm lớp Sa'ar 6 của Israel

Nhờ kích thước rất nhỏ gọn (chỉ tương đương một quả tên lửa chống tăng), thiết kế chú trọng tới việc giảm diện tích phản xạ radar và lại được trang bị bộ thu sóng thụ động, khiến cho chiếc UAV Harop có thể bay rất thấp, luồn lách bám địa hình để tiếp cận vị trí cần trinh sát hay tấn công, việc phát hiện và ngăn chặn nó được so sánh khó như "hái sao trên trời".

Nếu giả sử đối tượng xuất hiện trên đường băng sân bay khi đó không phải Pantir-S1 mà là các thành phần của hệ thống phòng không tầm xa S-300 thì chắc chắn nó cũng sẽ bị tiêu diệt, bởi vũ khí này không được thiết kế chuyên biệt cho việc đánh chặn các phương tiện bay ở độ cao cực thấp như Harop.

Vụ việc vừa qua như một lời khẳng định gián tiếp của Israel rằng, nếu trong tương lai Nga có cung cấp S-300 cho Syria thì họ cũng thừa khả năng phá hủy nó ngay từ trong trứng nước, đúng như những lời tuyên bố cứng rắn mà họ vẫn đưa ra.

Máy bay không người lái cảm tử IAI Harop tiêu diệt mục tiêu trong một cuộc thử nghiệm

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại