Kẻ nào dám “to gan” cản đường tiến công quân sự của Nga ở Syria đều sẽ phải trả giá đắt!

Anh Tú |

Khi can dự vào cuộc xung đột ở Syria, Nga muốn đảm bảo rằng các khoản đầu tư quân sự trên chiến trường sẽ phải gặt hái được những trái ngọt về tài chính, ngoại giao và chiến lược.

Can dự quân sự vào Syria: Canh bạc khó khăn của Nga

Năm 2015, Nga quyết định can dự vào cuộc chiến chống lại các phần tử khủng bố thuộc Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria theo đề nghị chính thức của Tổng thống Bashar al-Assad.

Chiến lược của Nga khi đó dựa vào một nguyên tắc rất rõ ràng và đơn giản: Duy trì quyền lực cho Tổng thống Assad, đánh bại các phần tử phiến quân nổi dậy cấu kết với khủng bố IS và mở rộng quyền lãnh đạo của Chính phủ Syria đương nhiệm nhằm tiến tới thiết lập một nhà nước đặt dưới sự bảo trợ của Nga hoặc ít nhất cũng nằm trong tầm ảnh hưởng của Moscow.

Nga dự tính sẽ đạt được những mục tiêu này trong vòng vài tuần hoặc vài tháng nhưng thực tế lại diễn biến phức tạp hơn rất nhiều. Một trong những lực cản quan trọng nhất đó là tầm ảnh hưởng và tham vọng của Iran ở Syria.

Kẻ nào dám “to gan” cản đường tiến công quân sự của Nga ở Syria đều sẽ phải trả giá đắt! - Ảnh 1.

Ảnh chụp Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Syria Bashar Assad năm 2017. Ảnh: AP

Nga quyết tâm đẩy Iran ra khỏi cuộc chơi ở Syria?

Iran khi đó đã là một bên tham gia tích cực vào cuộc chiến, IS kiểm soát những phần lãnh thổ rộng lớn ở Đông Bắc Syria và hàng chục, nếu không muốn nói là hàng trăm phe phái vũ trang, gồm cả phiến quân nổi dậy và lực lượng trung thành với chính quyền Assad, gần như đều thực thi quyền tự trị ở nhiều phần lãnh thổ khác nhau của đất nước.

Tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn với Moscow khi số lượng các tay súng ở những phe phái đối lập khác nhau lại nhiều hơn cả quân đội thông thường, đó là chưa tính tới các dân quân người Iran.

Vì vậy, Nga đã buộc phải xây dựng một chiến lược mới, không chỉ thuần túy dựa vào sức mạnh không quân để yểm trợ cho các lực lượng của Chính phủ Syria. Moscow phải đảm bảo rằng những khoản đầu tư quân sự của họ trên chiến trường sẽ phải gặt hái những trái ngọt về tài chính, ngoại giao và chiến lược.

Kẻ nào dám “to gan” cản đường tiến công quân sự của Nga ở Syria đều sẽ phải trả giá đắt! - Ảnh 2.

Trực thăng quân sự Mil Mi-17 yểm trợ cho đoàn xe tuần tra chung giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ở tỉnh Hasakah ngày 22/4/2020. Ảnh: AFP

Để làm được điều này, Nga bắt đầu tập hợp các phe phái vũ trang và sáp nhập vào quân đội của Tổng thống Assad. Một ví dụ điển hình đó là lực đặc nhiệm Tiger Forces. Đây là lực lượng gồm ít nhất 24 đơn vị, mỗi đơn vị lại được đặt theo tên của một người chỉ huy. Nga đã thành công trong việc buộc Tổng thống Assad tích hợp các lực lượng này vào quân đội chính quy.

Mùa Hè năm 2019, ông Assad đổi tên Tiger Forces thành Sư đoàn Đặc nhiệm Số 25. Thành viên của đơn vị mới được chính các sĩ quan người Nga lựa chọn cẩn trọng và huấn luyện.

Theo cách này, Nga đã tăng cường thêm sức mạnh cho các đơn vị chiến đấu hoạt động dưới quyền chỉ huy của Tổng thống Assad và quan trọng hơn là tước đi của Tehran khả năng điều khiển lực lượng Tiger Forces, hòng thực hiện tham vọng xây dựng một lực lượng quân sự có sức mạnh tương đương với Quân đội Chính phủ Syria.

Nga cũng đã buộc ông Assad phải cải tổ quân đội như việc thay thế các sĩ quan cấp cao và áp dụng những chiến thuật do Bộ Quốc phòng Nga xây dựng. Mục tiêu sau chốt của Moscow là xây dựng được một quân đội mạnh mẽ, có kỹ năng và phi chính trị nằm dưới sự điều hành của Tổng thống Assad nhưng dưới sự hướng dẫn của Nga.

Ông Assad cũng đã ra lệnh bắt giữ tướng Ghassan Bilal, chỉ huy Sư đoàn 4 và là một đồng minh thân cận của Iran. Trước đó, Iran từng nhiều lần đề xuất đưa tướng Bilal lên lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Syria nhưng đều bị Nga từ chối.

Sự thành công ở Syria là một mục tiêu chiến lược thiết yếu đối với Nga bởi Moscow luôn muốn thế chân Mỹ giành ảnh hưởng ở Trung Đông. Tuy nhiên, một trở ngại lớn đối với Nga đó là sự hiện diện của Iran và Hezbollah tại đây đã tạo ra rào cản thu hút vốn đầu từ từ các quốc gia nước ngoài bởi dự án tái thiết Syria cần một khoản đầu tư tài chính rất lớn, có thể lên tới hàng trăm tỷ USD.

Vì vậy, Nga cần phải tìm cách đẩy Iran ra khỏi khu vực. Điều này phần nào lý giải tại sao Moscow thường cố tình làm ngơ cho các cuộc không kích của Israel vào những mục tiêu của Iran ở Syria.

Moscow không hề phản ứng gì trước 6 vụ không kích do Israel tiến hành chỉ trong 2 tuần vừa qua. Nga đã chọn cách giữ im lặng khi Bộ trưởng Quốc phòng Israel Naftali Bennett tuyên bố Tel Aviv sẽ không chỉ tìm cách hạn chế sự hiện diện của Iran tại Syria mà còn quyết tâm đánh bật Iran ra khỏi lãnh thổ Syria.

Không chỉ có vậy, Nga còn loại Iran ra khỏi thỏa thuận về một lệnh ngừng bắn mà nước này ký kết với Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib, thành trì cuối cùng của phiến quân nổi dậy ở Syria. Moscow cũng không cho phép Iran tham gia các cuộc tuần tra chung giữa hai nước tại đây.

Những bước đi được tính toán kỹ lưỡng, tuy gặp không ít trở ngại được cho là đã từng bước giúp Nga loại bỏ dần ảnh hưởng của Iran ở Syria và thực hiện những nước cờ chiến lược của Moscow tại đây, mặc dù vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Current Time0:00
/
Duration0:00

0:00

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành cuộc tuần tra chung thứ hai ở Idlib, Syria

Đọc báo Quốc phòng VN, Thế giới mới nhất tại Soha.
Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
ĐANG HOT

TIN NỔI BẬT SOHA

Việt Nam, Thái Lan, Indonesia bỗng đối diện nguy cơ cực lớn, AFF Cup sắp thay đổi vì Australia?

Việt Nam, Thái Lan, Indonesia bỗng đối diện nguy cơ cực lớn, AFF Cup sắp thay đổi vì Australia?

28/01/2025 07:55

Nếu đội tuyển này gia nhập AFF Cup, giải đấu sẽ trở nên cực kỳ khó khăn với Việt Nam, Thái Lan, Indonesia...

Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại