Tàu chở dầu Fortune của Iran đã cập cảng Venezuela vào năm ngoái.
Theo nguồn tin trên, ít nhất 12 tàu của Iran và những tàu chở hàng của Iran, đã bị nhắm mục tiêu, trong đó chủ yếu là tàu chở dầu của Iran. WSJ dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên nói rằng một số cuộc tấn công nhắm vào các hàng hóa khác, bao gồm cả vũ khí. Israel từ chối bình luận về các cuộc tấn công này.
Giám đốc điều hành Mark Dubowitz của Tổ chức bảo vệ các nền dân chủ đã kêu gọi một chính sách cứng rắn với Iran. Ông nói với WSJ rằng “sự phá hoại Biển Đỏ đang đi cùng với một chiến dịch chiến tranh kinh tế rộng lớn hơn”.
Israel đã tiến hành các cuộc không kích ở Syria trong nỗ lực chống lại sự cố thủ của quân đội Iran tại quốc gia đó, mặc dù nước này hiếm khi đưa ra bình luận về các cuộc không kích cụ thể.
Cuối năm ngoái, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) Aviv Kochavi cho biết các cuộc tấn công bằng tên lửa của nước ông đã “làm chậm sự cố thủ của Iran ở Syria”, đánh trúng hơn 500 mục tiêu vào năm 2020.
Trong khi đó các chuyên gia vận tải biển Iran nói với WSJ rằng chưa có báo cáo về việc các tàu bị các cuộc tấn công đánh chìm, nhưng ít nhất 2 tàu đã phải quay trở lại cảng, khiến việc vận chuyển dầu đến Syria bị trì hoãn.
Các tàu chở dầu Iran ngày càng bị cáo buộc buôn lậu dần ra khỏi đất nước và bán dầu thô ra nước ngoài sau khi cựu TT Mỹ Donald Trump áp dụng các biện pháp trừng phạt sâu rộng đối với nước này, bao gồm lĩnh vực dầu mỏ - nguồn thu nhập chính của Iran.
Năm 2019, Anh bắt giữ một tàu chở dầu của Iran bị nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu đối với các chuyến chở dầu đến Syria, gây ra một loạt các cuộc đối đầu. Các tàu chở dầu của Iran đôi khi tắt hệ thống nhận dạng khiến chúng khó theo dõi.