Iran "trả đũa" bắt siêu tàu dầu Anh: Hành động cứng rắn đã thành công?

Hoài Giang |

Tập đoàn truyền hình và phát thanh nhà nước Iran IRIB đưa tin tàu chở dầu Grace 1 sẽ được nhà chức trách Anh quốc phóng thích chỉ trong vòng 48 giờ tới.

Ngày 15/8, tờ The Sun đưa tin Thủ hiến Gibraltar Fabian Picardo tuyên bố Lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh này sẽ không tiếp tục gia hạn lệnh bắt giữ siêu tàu chở dầu Grace 1, việc này đồng nghĩa với việc con tàu sẽ được phóng thích.

Grace 1 đã bị Thủy quân lục chiến Anh bắt giữ vào ngày 4/7 vì cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Liên minh Châu Âu (EU) với Syria. Diễn biến liên quan tới Grace 1 đã khiến Iran phải thắt chặt kiểm soát eo biển Hormuz và Vịnh Ba Tư.

Iran trả đũa bắt siêu tàu dầu Anh: Hành động cứng rắn đã thành công? - Ảnh 1.

Thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh bắt giữ tàu chở dầu Grace 1

Gibraltar đã giữ tàu chở dầu sau khi nghi ngờ Grace 1 đang buôn lậu dầu đến Syria. Thuyền trưởng và 3 thành viên thủy thủ đoàn đã bị giam giữ như một phần của cuộc điều tra.

Theo tờ The Sun, thuyền trưởng Grace 1 đã trao cho Thủ hiến Gibraltar một bản cam kết ( được cho là về việc Grace 1 sẽ không tới Syria), và ông Picardo sẽ không yêu cầu một thẩm phán gia hạn lệnh bắt trong phiên tòa ngày 15/8.

Iran trả đũa bắt siêu tàu dầu Anh: Hành động cứng rắn đã thành công? - Ảnh 2.

Hành trình của siêu tàu chở dầu Grace 1

Vào ngày 19/7, Tehran đã bắt giữ tàu chở dầu có gắn cờ Anh Stena Impero trong vùng lãnh hải nước này. Nó hiện đang ở cảng Bandar Abbas, với 23 thành viên thủy thủ đoàn.

Các vụ bắt giữ tàu diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng ở Vịnh Ba Tư sau một loạt sự cố trước đó cũng liên quan đến tàu chở dầu.

Iran trả đũa bắt siêu tàu dầu Anh: Hành động cứng rắn đã thành công? - Ảnh 3.

Iran bắt giữ tàu chở dầu Stena Impero

Washington đã đổ lỗi cho Tehran về các sự cố và gia tăng hiện diện quân sự ở khu vực vùng Vịnh. Tehran đã nhiều lần phủ nhận mọi cáo buộc.

Hôm 20/6, Iran đã bắn hạ một máy bay không người lái trinh sát RQ-4A của Mỹ ở eo biển Hormuz và tuyên bố nó đã xâm phạm không phận Iran. Về phần mình Washington tuyên bố rằng máy bay đã bị tấn công trong không phận quốc tế.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ban đầu cho biết Iran đã phạm "một sai lầm rất lớn" nhưng sau đó nói với các phóng viên rằng ông nghi ngờ máy bay bị bắn hạ có chủ ý. Tuy nhiên, một số nhà lập pháp Hoa Kỳ đã kêu gọi hành động quân sự chống lại Tehran.

Washington đã cố gắng xây dựng một liên minh hải quân để bảo đảm việc vận chuyển ở eo biển, khu vực được cho là đầu mối giao thông của 1/3 lượng dầu thô thế giới.

Quan hệ Mỹ-Iran xấu đi sau khi Tổng thống Trump tuyên bố đơn phương rút khỏi Thỏa thuận hạt nhân Iran, vào mùa xuân năm 2018.

Hoa Kỳ cũng tuyên bố sẽ đưa việc bán dầu của Iran xuống 0 và áp dụng lại các lệnh trừng phạt với hầu hết các lĩnh vực chính của nền kinh tế Iran.

Vào tháng 5, Tehran tuyên bố sẽ đình chỉ một phần nghĩa vụ theo Thỏa thuận hạt nhân và cho các bên ký kết thỏa thuận khác 60 ngày để tiết kiệm thỏa thuận bằng cách tạo thuận lợi cho xuất khẩu và giao dịch dầu với Iran.

Sau khi thời hạn nói trên kết thúc, Iran cho biết họ sẽ bắt đầu làm giàu Uranium vượt mức 3,67% theo Thỏa thuận và cảnh báo sẽ dần dần từ bỏ các cam kết sau 60 ngày.

Siêu tàu chở dầu Grace 1 tại Gibralta hôm 14/8

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại