Rạng sáng ngày thứ Tư vừa qua (8/1), Iran đã tiến hành đòn tấn công đáp trả việc Quân đội Mỹ giết hại viên tướng hàng đầu của nước này - Thiếu tướng Qassem Soleimani, tại một địa điểm có thể dự đoán trước nhưng ở một quy mô giới hạn.
Hơn một chục quả tên lửa đã được Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) phóng đi tấn công vào 2 căn cứ quân sự ở Iraq nơi có các lực lượng quân sự Mỹ đồn trú.
Phát biểu tại Nhà Trắng hôm 8/1, Tổng thống Donald Trump cho biết đã không có thương vong nào xảy ra và chỉ ghi nhận những thiệt hại rất nhỏ về vật chất.
Trong diễn biến liên quan trước đó, các quan chức Iran tuyên bố họ sẽ tiến hành các hoạt động báo thù cho cái chết của tướng Soleimani, thậm chí còn đề cập tới mục tiêu cụ thể là các binh lính Mỹ triển khai ở Iraq.
Tổng thống Donald Trump phát biểu về việc Iran tấn công tên lửa vào các căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq. Ảnh NYT
Các nhóm vũ trang ủy nhiệm của Iran, gồm cả Nasrallah đã phát đi thông điệp về sự cần thiết phải trục xuất 5.000 lính Mỹ khỏi Iraq tiến tới loại bỏ hoàn toàn sự hiện diện quân sự củ Mỹ trong khu vực.
Việc một loạt diễn biến căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Iran với đỉnh điểm là vụ ám sát tướng Soleimani hôm 3/1 chủ yếu đều diễn ra ở Iraq là chỉ dấu cho thấy đây sẽ là địa bàn Iran lựa chọn để trã đũa.
Đôi khi, giới lãnh đạo Iran tỏ ra khá cực đoan về đức tin và quan điểm nhưng không phải họ luôn không có lý. Cán cân sức mạnh giữa Iran và Mỹ là quá rõ ràng và Iran chắc chắn không muốn tham gia vào một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp ở thời điểm này.
Iran phóng tên lửa hành trình tấn công căn cứ Mỹ ở Iraq
Vì vậy, các cơ quan tình báo phương Tây và cả Tổng thống Trump trong bài phát biểu ngày 8/1 dường như đều muốn chứng tỏ rằng hành động báo thù của Iran cho tướng Soleimani sẽ kết thúc ở vụ tấn công tên lửa.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif cũng tuyên bố Iran đã tiến hành các biện pháp tự vệ thích hợp vào không tìm cách làm leo thang thêm căng thẳng.
Mặc dù vậy, không thể loại trừ khả năng Iran sẽ tiến hành thêm các hoạt động tấn công vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Đó có thể là các chiến dịch được thực hiện bí mật, phi đối xứng và không nhận trách nhiệm trực tiếp.
Iran và Hezbollah đã từng làm điều này trong quá khứ khi họ cùng phối hợp lên kế hoạch trả thù cho cái chết của Abbas al-Musawi - Tổng Thư ký thứ Nhất của Hezbollah và vụ ám sát lãnh đạo cấp cao Imad Mughniyeh cũng như các nhà khoa học hạt nhân Iran năm 2008. Tất cả đều diễn ra vài tuần, thậm chí vài tháng sau đó.
Về dài hạn, Iran dường như vẫn quyết tâm theo đuổi mục tiêu chiến lược tự đặt ra cho mình là loại bỏ hoàn toàn binh lính Mỹ khỏi Iraq. Lãnh đạo tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei cũng tuyên bố hôm thứ Tư rằng mục tiêu chính yếu của Tehran là buộc các lực lượng Mỹ phải rút khỏi toàn bộ khu vực.
Tổng thống Mỹ Donald Trump rõ ràng đã khiến Iran bất ngờ khi quyết định hạ sát tướng Soleimani. Người đứng đầu Nhà Trắng cũng cho rằng Tehran đã "chùn bước".
Tuy nhiên, còn quá sớm khi kết luận rằng vụ ám sát, đòn đáp trả "vừa phải" của Iran đồng nghĩa với sự thất bại. Iran vẫn là nước đủ khả năng gây ra những tổn thất lớn cho Mỹ và cho cả khu vực nếu họ quyết tâm hành động như vậy.