Hy hữu: Bị chó tè vào quá nhiều lần, cột đèn giao thông còn mới tinh bỗng nhiên đổ sập

Anh Việt |

Theo đó, các nhà nghiên cứu tin rằng urê có khả năng làm tăng tốc độ ăn mòn trong kim loại, đặc biệt là xung quanh phần chân đế, khiến cột đèn bị gãy đổ theo thời gian.

Hồi tháng 2, một đèn tín hiệu giao thông tại một ngã tư của thị trấn Suzuka, tỉnh Mie, bị đổ. Rất may, không có ai bị thương khi chiếc cột sắt cao 6 mét đổ sập xuống đất. Tuy nhiên, vụ việc này cũng gây ra rất nhiều quan ngại cho cư dân thị trấn Suzuka, khi cột đèn tín hiệu giao thông này vẫn chưa tới hạn phải thay thế / đập bỏ.

Thông thường, các cột đèn tín hiệu ở Nhật thường có ‘tuổi thọ’ tối đa là 50 năm, trước khi cần thay mới. Tuy nhiên, cột đèn tín hiệu mới bị đổ ở thị trấn Suzuka mới chỉ được lắp đặt vào năm 1997, tức mới trải qua được gần 1 nửa vòng đời (24 năm). Điều này có nghĩa, một điều gì đó bất thường đã xảy ra.

Hy hữu: Bị chó tè vào quá nhiều lần, cột đèn giao thông còn mới tinh bỗng nhiên đổ sập - Ảnh 1.

Cột đèn tín hiệu giao thông tại một ngã tư của thị trấn Suzuka, tỉnh Mie, bị đổ mặc dù mới được lắp đặt 23 năm

Do vậy, các nhân viên cảnh sát của thị trấn Suzuka đã quyết định vào cuộc để tìm ra nguyên nhân gây ra sự cố bất ngờ trên. Trong quá trình điều tra, các nhân viên cảnh sát nhận thấy một số lượng lớn cư dân địa phương thường dắt chó đi dạo ngang qua vị trí của cột đèn.

Nhận thấy đây có thể là manh mối để phá án, Phòng thí nghiệm nghiên cứu điều tra khoa học của cảnh sát tỉnh Mie đã quyết định vào cuộc. Họ thực hiện một số xét nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của urê, vốn có trong nước tiểu. Kết quả, họ tìm thấy dấu vết urê trên cột đèn bị đổ nhiều gấp gần tám lần so với cột đèn bên kia đường, nơi ít chó qua lại hơn. Trong khi đó, ở khu vực bề mặt gần chân cột – nơi…đi tè yêu thích của các chú cún, lượng ure được tìm thấy cũng cao hơn gấp 42 lần!

Sau cùng, cảnh sát tỉnh Mie kết luận nguyên nhân khiến cột đèn tín hiệu giao thông bị đổ là do…bị các chú chó ‘đi tiểu’ vào quá nhiều lần.

Theo đó, các nhà nghiên cứu tin rằng urê có khả năng làm tăng tốc độ ăn mòn trong kim loại, đặc biệt là xung quanh phần chân đế, khiến cột đèn bị gãy đổ theo thời gian.

"Ngay cả khi lượng nước tiểu của từng chú chó là khá ít, hành động tiểu tiện lặp lại trong nhiều tháng và nhiều năm có thể gây ra tác hại lớn đối với cơ sở hạ tầng công cộng", người đứng đầu phòng thí nghiệm Koji Takahashi giải thích.

Hiện tại, cộng đồng chó ở thị trấn Suzuka vẫn chưa đưa ra bình luận về cáo buộc trên của cảnh sát tỉnh Mie.

Dưới đây là một số phản ứng của dân mạng Nhật Bản về vụ việc:

"Đấy là sức mạnh của việc đi tiểu"

"Điều này có nghĩa là những người nuôi chó nên bắt đầu tự vác một cái cột để thú cưng của họ có thể tè khi đi dạo?"

"Liệu chúng ta có cần phát triển một loại sơn phủ đặc biệt chống tè?"

"Những con chó cư xử thật vô văn hóa [từ một người yêu mèo:."

"Đừng bao giờ để chó của bạn tè ra đường"

Tham khảo Soranews24

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại