Vào thời xưa, các gia đình thường dân bách tính không thiếu những bậc cao niên sống tới hơn trăm tuổi. Nhưng trong hoàng cung, đa số các vị vua thường rất vắn số, thậm chí phần đông không thọ quá tuổi 50.
Hoàng đế không thọ thường có rất nhiều nguyên nhân, mà một trong số đó lại bắt nguồn từ chính hậu cung toàn các phi tần mỹ nữ của họ.
Đối với mỹ nhân trong cung, muốn được ơn mưa móc của nhà vua là việc vô cùng hao tâm tổn sức. Nhưng điều khiến họ không ngờ được rằng, những thủ đoạn tranh sủng ấy lại trở thành yếu tố "rút lõi" tuổi thọ của Hoàng đế.
Lao lực vì những thủ đoạn tranh sủng của mỹ nữ
Hậu cung quá nhiều mỹ nữ là một trong những lý do khiến các Hoàng đế Trung Hoa phải.. lao lực! (Ảnh minh họa).
Vào thời nhà Tấn, có một vị Hoàng đế mỗi lần chuẩn bị thị tẩm đều thích cưỡi xe dê đi quanh hậu cung, xe dừng ở đâu thì qua đêm ở đó. Có vị mỹ nhân vì muốn được nhà vua ân sủng, biết dê thích ăn lá trúc tẩm nước muối nên đã hắt nước muối vào lá cây trước cửa.
Xe dê của Hoàng đế dừng lại ở chỗ của nàng rất nhiều lần. Phi tần đó nhờ vậy mà được ân sủng trong thời gian dài.
Thế nhưng, mỹ nữ trong cung nhiều vô số kể, mà Hoàng đế lại chỉ có một. Ai cũng tìm cách tranh sủng, ắt sẽ khiến nhà vua hao tổn tinh lực, suy giảm tuổi thọ.
Mỹ phẩm cổ đại vô tình trở thành công cụ hại người
Sử cũ từng viết, mỹ nhân thời xưa vì mong Hoàng thượng để mặt nên thường tắm cánh hoa để cơ thể có mùi hương quyến rũ.
Tương truyền rằng, năm xưa có hai chị em họ Triệu được nhập cung, trên cơ thể vốn có sẵn mùi hương mê người, nhưng hằng ngày vẫn chăm chỉ tắm nước từ cánh hoa táo.
Nhưng các vị mỹ nữ này không hề biết rằng, quá nhiều mùi thơm hòa chung một chỗ sẽ khiến người ta dễ choáng váng đầu óc.
Nếu như đó là mùi hương mà Hoàng đế bị dị ứng, ảnh hưởng đối với cơ thể là điều khó có thể tưởng tượng nổi.
Mỹ nữ hậu cung thời xưa thi nhau chăm chút nhan sắc với mong muốn được Hoàng đế để mắt. Nhưng họ không ngờ rằng những kiểu làm đẹp của mình lại có thể trở thành nguyên nhân khiến nhà vua đoản mệnh. (Ảnh minh họa).
Chưa dừng lại ở đó, nữ nhi cổ đại mỗi ngày còn dùng một số loại đồ trang điểm như phấn, son, chì kẻ. Nhưng kỹ thuật làm mỹ phẩm thời xưa còn chưa phát triển, việc khử trùng và loại bỏ chất độc đều không mấy hiệu quả.
Nhà vua hàng ngày gần cận phi tần đều phải tiếp xúc với những thứ này lại càng có nguy cơ cao bị nhiễm độc.
Tiệc rượu và thứ độc tố "rút lõi" tuổi thọ của nhà vua
Phụ nữ cổ đại thường học cầm, kỳ, thi, họa. Không ít phi tử còn luyện thêm ca hát và vũ đạo để lấy lòng Hoàng đế.
Đương nhiên, cơ hội để các nàng phô diễn tài năng của mình chính là những bữa yến tiệc trong hoàng cung. Nhưng chính điều này lại ảnh hưởng trực tiếp tới long thể của nhà vua.
Bởi việc uống rượu trong một thời gian dài với cường độ liên tục sẽ làm tổn thương lục phủ ngũ tạng, gây suy giảm sức khỏe và sinh ra nhiều bệnh tật.
Mối nguy hại tiềm tàng từ những chế độ bất thường
Điều mà ít phi tần nào ngờ được là chính những thủ đoạn tranh sủng của họ lại có thể trở thành nguyên nhân "rút lõi" tuổi thọ của nhà vua. (Ảnh minh họa).
Ngoài ra, một số chế độ bất thường của hoàng cung cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của Hoàng đế.
Ví dụ như vào thời nhà Minh, một số phi tần cấp thấp không được phép qua đêm trên long sàng của nhà vua. Sau khi thị tẩm, đến nửa đêm sẽ có thái giám đưa họ trở về tẩm cung.
Dù vậy, việc này có nguy cơ quấy nhiễu giấc ngủ của Hoàng đế. Buổi tối đã không an giấc, sáng sớm hôm sau lại phải thiết triều. Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học này khiến đa phần các Thiên tử đều vắn số cũng không có gì là lạ.
Sự thật lịch sử đã chứng minh, làm vua chưa bao giờ là một nghề dễ dàng. Việc chính sự của Hoàng đế vốn đã chất đống, lại thêm việc phải thỏa mãn yêu cầu của hậu cung trăm ngàn mỹ nữ cũng đủ khiến nhà vua đau đầu.
Người đẹp trong hậu cung vô số, mà Thiên tử lại chỉ có một, phi tần ắt sẽ tận dụng mọi thủ đoạn để tranh sủng.
Ngày ngày phải sinh hoạt trong hậu cung nguy hiểm chẳng khác nào chiến trường, Hoàng đế vắn số cũng là điều không mấy ngạc nhiên.