Hiện đại, hiệu quả nhưng 6 tiêm kích Nga này sắp rơi vào "thùng rác lịch sử" - Vì sao?

Hoài Giang |

Mới đây chuyên gia Nga Roman Skomorokhov trong bài viết trên Topwar đã cho rằng tiêm kích MiG-35 sắp đi vào "thùng rác lịch sử" và giải thích lý do của kết luận này.

Hình minh họa.

Hình minh họa.

MiG-35: Tốt nhưng rất tiếc!

Từ 2 năm trước tôi (Roman Skomorokhov) đã tự hỏi liệu lực lượng không quân của chúng ta (Nga) có cần MiG-35 hay không?

Hiện tiêm kích và cường kích Sukhoi đang chiếm phần lớn trong lực lượng Không quân Vũ trụ Nga (VKS). Câu hỏi là chúng tốt như thế nào? Liệu các tiêm kích hạng nặng Sukhoi có đủ khả năng giải quyết mọi nhiệm vụ mà không chiến hiện đại đặt ra?

Nói chung, máy bay Su và MiG được so sánh rất thường xuyên. Cụ thể là Su-35 và MiG-35. Về nguyên tắc, đây là 2 tiêm kích gần như giống hệt nhau và có khả năng giải quyết các nhiệm vụ giống nhau bao gồm chiếm ưu thế trên không, tấn công các mục tiêu trên mặt đất và mặt biển.

MiG-35 có khả năng chiến đấu ngang ngửa với tất cả các phương tiện hiện có của các đối thủ tiềm năng. Thật vậy, tiêm kích thế hệ "4 " đã gần như là "5". MiG-35 cũng có một ưu điểm không thể phủ nhận là trọng lượng nhẹ và khả năng cơ động cực tốt.

Hiện đại, hiệu quả nhưng 6 tiêm kích Nga này sắp rơi vào thùng rác lịch sử - Vì sao? - Ảnh 1.

Hình minh họa.

Su-35 có khả năng "nhìn xa" hơn, nhưng MiG-35 lại rẻ hơn đáng kể. Trong chiến đấu, tiêm kích hạng nhẹ kiểu MiG-35 có lợi hơn vì thiệt hại tài chính do mất mát chúng có thể nhanh chóng được bù đắp.

MiG-35 nhỏ hơn một chút, mang ít vũ khí hơn một chút, nhưng nhờ đó nó nhanh hơn và cơ động hơn một chút so với Su-35.

Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine cho thấy rõ rằng tiêm kích hạng nhẹ là thứ tốt nhất để chiến đấu ở tốc độ cao và tầm gần.

Tiêm kích hạng nhẹ có thể được tung ra khi việc sử dụng tiêm kích hạng nặng hoặc tên lửa phòng không đắt tiền không có lợi - bao gồm để bắn hạ máy bay không người lái (UAV) trinh sát tầm cao.

Suy cho cùng MiG-35 là tiêm kích tầm gần có thể đạt hiệu quả tối đa với chi phí tối thiểu. Su-35 vẫn là một tiêm kích đắt tiền, chủ yếu dùng để phòng thủ hoặc tấn công ở tầm xa. Và tại sao lại sử dụng một thứ đắt đỏ hơn nếu một thứ rẻ hơn có thể giải quyết được vấn đề?

Hãy nhìn vào sự cân bằng trong Không quân Mỹ (USAF), họ trang bị khoảng 450 chiếc F-15 giúp giải quyết các nhiệm vụ tương đương với Su-35 nhưng vẫn duy trì hơn 1.000 F-16, một tiêm kích hạng nhẹ, rẻ tiền, có thể "thồ" 9-10 tấn vũ khí và tầm bay 1.800 km.

Hiện đại, hiệu quả nhưng 6 tiêm kích Nga này sắp rơi vào thùng rác lịch sử - Vì sao? - Ảnh 2.

Các tiêm kích F-15 và F-16 của USAF.

Hiện F-16 là loại tiêm kích phổ biến nhất trên thế giới và suy nghĩ của USAF cũng là suy nghĩ ở khoảng 25 quốc gia được trang bị loại máy bay này.

Và MiG-35 không hề thua kém nếu không muốn nói là vượt trội về tốc độ và khả năng cơ động so với F-16.

Thật tiếc, nhưng Bộ Quốc phòng của chúng ta (Nga) không hiểu rằng nên sản xuất cả MiG-35 và Su-35.

Đơn giản vì trong cuộc đối đầu với Mikoyan, Sukhoi đã giành chiến thắng.

Nói chung, Sukhoi đang làm rất tốt với dải sản phẩm đa dạng bao gồm tiêm kích, cường kích, máy bay chở khách ... Mikoyan hầu như không còn chỗ đứng trên thị trường.

Hiện đại, hiệu quả nhưng 6 tiêm kích Nga này sắp rơi vào thùng rác lịch sử - Vì sao? - Ảnh 3.

Các nguyên mẫu tiêm kích tàng hình Su-57 và Su-75 của Sukhoi.

"Thùng rác lịch sử" đang chờ đợi!

Sự suy yếu của Mikoyan đã bắt đầu từ những năm 1970 và hiện nay họ đã hoàn toàn thua trong cuộc đấu tay đôi với Sukhoi. Kết quả là nhân viên bị sa thải và việc thiết kế - thí nghiệm cũng bị ngừng lại.

Mikoyan cũng phải thừa nhận rằng họ đã thực sự đánh mất tư cách là một nhà phát triển khí tài hàng không độc lập và độc quyền trong việc vào việc hiện đại hóa các dòng MiG-29 và MiG-31.

Đồng thời, người ta (Quân đội Nga) tin rằng MiG-29 đã cạn kiệt tiềm năng nâng cấp - nghĩa là việc hiện đại hóa hơn nữa các tiêm kích loại này không có ý nghĩa về tài chính hay công nghiệp.

Và do vậy, sau khi hợp đồng với Ai Cập được hoàn tất - việc sản xuất những chiếc MiG-29 mới sẽ bị cắt giảm và việc bảo trì MiG-31, MiG-29K và MiG -29SMT sẽ được trao cho một bộ phận của Sukhoi. Và về điều này, chúng ta có thể nói lời vĩnh biệt với Mikoyan.

Và 6 nguyên mẫu MiG-35 đã được chế tạo - sản phẩm đại diện cuối cùng được tạo ra bởi Mikoyan - sẽ đi vào "thùng rác của lịch sử" và chịu đựng sự quên lãng giống như công ty đã tạo ra nó.

Hiện đại, hiệu quả nhưng 6 tiêm kích Nga này sắp rơi vào thùng rác lịch sử - Vì sao? - Ảnh 4.

Hình minh họa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại