Hé lộ ‘gót chân Achilles’ của hàng không mẫu hạm Mỹ

Thanh Bình |

Bán kính chiến đấu nhỏ của các máy bay chiến đấu F-18 Super Hornet trên tàu sân bay đã làm giảm đáng kể hiệu quả của các tàu sân bay Mỹ.

(Ảnh: USNavy)

(Ảnh: USNavy)

Theo MilitaryWatch, nhận định trên có thể chấp nhận được sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhưng đó là một “lời cảnh tỉnh” bây giờ, trong bối cảnh năng lực quân sự ngày càng tăng của Nga và Trung Quốc.

Được giới thiệu vào năm 2001, Boeing F-18 đã trở thành máy bay chiến đấu trên tàu sân bay duy nhất cho Hải quân Mỹ, thay thế cường kích A-6 Intruder và máy bay đánh chặn tầm xa F-14 Tomcat.

Giới chuyên gia quân sự cho rằng, bằng cách này Hải quân Mỹ sẽ giảm chi phí duy trì hàng không hải quân. Ngoài ra, F-18 còn có một cải tiến về tác chiến điện tử đáng để hy vọng.

Tuy nhiên, theo thời gian, việc chuyển đổi từ Tomcat sang Super Hornet đã làm giảm 77% bán kính chiến đấu. Trong những năm Chiến tranh Lạnh kết thúc, điều này được coi là có thể chấp nhận được bởi vì thời điểm đó Mỹ không có đối thủ thực sự và việc bảo trì F-14 đòi hỏi rất nhiều tiền.

Nhưng, hiện nay Trung Quốc, Nga và Triều Tiên đã tạo ra các lớp tên lửa chống hạm tầm xa mới, buộc các nhóm tác chiến tàu sân bay phải tránh xa bờ biển.

Do đó, Hải quân Mỹ sẽ phải chờ máy bay chiến đấu trên tàu sân bay thế hệ tiếp theo trước khi tham gia vào một cuộc xung đột hải quân với một đối thủ nặng ký.

Mới đây, tương lai của F-18 Super Hornet một trong những máy bay chiến đấu đa nhiệm, có năng lực sát thủ bậc nhất trên thế giới đang rất bấp bênh. Trong khi Hải quân Mỹ có kế hoạch đưa dòng tiêm kích ra khỏi trang bị, thì các nhà lập pháp vẫn kiên trì để chúng ở lại phục vụ thêm.

Thành viên của Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, hiện đang tranh luận về ngân sách quân sự cho năm tài chính 2022, hạ nghị sĩ Vicky Hartzler cho biết trong một báo cáo:

“Những chiếc Super Hornet này là một nền tảng đã được chứng minh là tạo nên phần lớn lực lượng máy bay chiến đấu tấn công trong ít nhất một thập kỷ tới. Hiện đại hóa là một bước đi tích cực. Tuy nhiên, làm như vậy mà không có kế hoạch thay thế khả năng đã mất là lý do tại sao chúng tôi cần Super Hornet”.

Mặc dù hơn 700 chiếc F/A-18 Hornet và Super Hornet đang hoạt động hiện nay, nhưng chỉ có hai quân đội nước ngoài mua máy bay chiến đấu này là Australia và Kuwait.

Cuộc thảo luận căng thẳng đã nổ ra trong giới quân sự Mỹ về tương lai của Super Hornet kể từ khi Hải quân Mỹ thông báo vào năm ngoái rằng họ sẽ ngừng mua F/A-18E/F Super Hornet bắt đầu từ năm 2022.

Điều này được đưa ra sau khi ngân sách năm 2019 được công bố, trong đó Hải quân Mỹ đưa ra kế hoạch đầy tham vọng mua 110 Super Hornet Block III trong vòng 5 năm tới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại