Hạm đội tàu ngầm mới của Đài Loan sẽ làm nên ‘khác biệt’?

Đức Trí |

Đài Loan đang đẩy mạnh thực hiện kế hoạch chế tạo hạm đội tàu ngầm tiên tiến mới nhằm tạo nên sự “khác biệt” trong đối phó các cuộc tấn công tiềm tàng.

Tàu ngầm Đài Loan trong một cuộc diễn tập. Nguồn: Sina

Tàu ngầm Đài Loan trong một cuộc diễn tập. Nguồn: Sina

Đài Loan đang đẩy mạnh thực hiện kế hoạch chế tạo hạm đội tàu ngầm tiên tiến mới nhằm tạo nên sự “khác biệt” trong đối phó các cuộc tấn công tiềm tàng.

Theo báo cáo ngày 20/12 của CNN, Mỹ đã cung cấp những công nghệ quan trọng cho Đài Loan để thực hiện dự án tàu ngầm nội địa. Với công nghệ của Mỹ, hạm đội 08 tàu ngầm mới của Đài Loan sẽ có thể tạo nên sự khác biệt trong thời gian tới.

Theo báo cáo, Đài Loan đã chính thức bắt đầu đóng một loạt tàu ngầm thông thường mới từ cuối tháng 11/2020 và dự kiến sẽ được chuyển giao vào năm 2025. Tàu ngầm vẫn là một trong những 'vũ khí tàng hình' hàng đầu thế giới và có thể giáng một đòn nặng nề vào bất kỳ hạm đội nào.

CNN dẫn lời các nhà phân tích khẳng định, tàu ngầm tự đóng của Đài Loan được cung cấp năng lượng bằng Pin lithium-ion giúp tàu tăng gấp đôi thời gian hoạt động dưới nước so với pin a xít chì. So với tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ và Trung Quốc, tàu ngầm do Đài Loan chế tạo sẽ có giá thành thấp hơn, đồng thời tiếng ồn cũng nhỏ hơn so với tàu ngầm hạt nhân.

Cựu đại tá Hải quân Mỹ và là nhà phân tích quân sự, ông Carl Schuster cũng tuyên bố rằng, bất kỳ tàu chiến lớn nào bị trúng ngư lôi, đặc biệt là ngư lôi hạng nặng MK-48 do Mỹ cung cấp, sẽ phải chịu thiệt hại ít nhất tương đương với một tiểu đoàn quân. Do vậy trừ khi xác định không có tàu ngầm ở một khu vực nhất định, nếu không sẽ không một lực lượng nào dám điều động tàu đổ bộ đến khu vực đó hoạt động

Báo cáo của Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) cho rằng, khả năng tác chiến chống tàu ngầm của Trung Quốc vẫn khá yếu, ngay cả với những nước có năng lực tác chiến chống tàu ngầm tiên tiến như Mỹ và Nhật Bản, việc phát hiện các hoạt động dưới nước ở eo biển Đài Loan là điều khá khó khăn.

CNN cũng cho biết rằng, ngay cả khi các tàu ngầm nội địa của Đài Loan tiến triển thuận lợi, thì phải đến năm 2030 chúng mới thực sự có đủ khả năng tác chiến.

Tuy nhiên, Nhà nghiên cứu Koshal của Viện Nghiên cứu Quốc phòng Hoàng gia Anh cho biết, ngay cả khi kế hoạch tàu ngầm của Đài Loan gặp phải thất bại, Đài Loan vẫn có nhiều loại tên lửa, mìn, tàu ngầm siêu nhỏ và các loại vũ khí khác, có thể ảnh hưởng lớn đến hành trình của Quân đội Trung Quốc khi qua eo biển Đài Loan.

Thách thức lớn nhất của Đài Loan ở thời điểm hiện tại là vấn đề thiếu kinh nghiệm đóng tàu ngầm. Tập đoàn đóng tàu Đài Loan (CSBC) phải nhận dự án vì hòn đảo không thể nhờ đối tác nước ngoài đóng tàu ngầm. Mỗi tàu ước tính có lượng giãn nước 3.000 tấn.

“Đài Loan thực sự đang đứng trước sức ép chế tạo các tàu ngầm hiện đại. Điều mà họ chưa từng làm trước đây”, Timothy Heath, nhà phân tích quốc tại tập đoàn RAND ở Washington, nói.

Theo các nhà phân tích, xét về lâu dài, Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế trong cán cân quân sự ở hai bờ eo biển Đài Loan. Bắc Kinh sở hữu một lượng lớn tàu ngầm, tàu nổi, tên lửa phòng từ đất liền, oanh tạc cơ và máy bay chiến đấu. Những khí tài vũ khí đồ sộ này đủ sức tham gia bất kì cuộc xung đột nào.

Trong khi đó, Chính quyền Thái Anh Văn đang mong muốn đẩy nhanh kế hoạch chế tạo tàu ngầm, bởi nếu muốn tiến vào Đài Loan, hạm đội tàu đổ bộ của Trung Quốc sẽ phải vượt eo biển Đài Loan. Vùng biển hẹp này sẽ là cơ hội để tàu ngầm hiện đại của Đài Loan tạo nên sự khác biệt.

Chuyên gia Schuster kết luận: “Các tàu ngầm Đài Loan sẽ đóng vai trò răn đe hiệu quả trong ít nhất 20 năm tới”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại