Hải chiến Mỹ-Iran: Tàu ngầm công nghệ Triều Tiên có trở thành "sát thủ" khiến Mỹ ôm hận?

DK |

Triều Tiên đã thành công trong việc phát triển tàu ngầm tên lửa đạn đạo (SSBN), còn Iran cũng đang nghiêm túc trong vấn đề tương tự, "vấn đề chỉ là thời gian".

Kịch bản Iran bị tấn công mà không thể bắn trả?

Một cuộc xung đột giữa Washington và Tehran đang "ở đường chân trời" trong bối cảnh căng thẳng tiếp tục gia tăng với các động thái di chuyển quân sự hoặc cáo buộc mới từ cả hai phía.

Khác với các mục tiêu ngoài lãnh thổ Iran (căn cứ quân sự hoặc các nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn ở Trung Đông), "thông điệp mạnh mẽ" nhất mà người Mỹ có thể gửi tới là một cuộc tập kích vào các vị trí quân sự nằm dọc theo bờ biển nước này.

Từ năm 2007, Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đã chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh ở Vịnh Ba Tư và Eo biển Hormuz. Nói cách khác, nếu một cuộc tập kích của Mỹ diễn ra tại đây thì mục tiêu sẽ là các vị trí của IRGC.

Hải chiến Mỹ-Iran: Tàu ngầm công nghệ Triều Tiên có trở thành sát thủ khiến Mỹ ôm hận? - Ảnh 1.

Một kế hoạch tập kích các căn cứ của Iran từ Biển Arab tới Vịnh Ba Tư của Mỹ.

Chỉ huy IRGC, Thiếu tướng Hossein Salami vào đầu năm 2019 đã có một bài phát biểu trước Quốc hội Iran trong đó ông đảm bảo rằng "lỗ hổng" của các cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ sẽ ngăn chặn họ "thách thức sức mạnh của Iran" ở Vịnh Ba Tư.

Ở Vịnh Ba Tư, IRGC có 20.000 lính thủy đánh bộ và 1.500 tàu mặt nước (10 tàu tuần tra lớp Thondar mang tên lửa chống hạm C-802 và các tàu-cano cao tốc cỡ nhỏ với hỏa lực rocket) và "kho" tên lửa phòng thủ bờ biển.

Tên lửa chống hạm của IRGC đa phần được phát triển từ các tên lửa tầm ngắn Trung Quốc (C-802, C-701, TL-10, TL6) có thể gây thiệt hại cho các tàu chiến Hoa Kỳ trong Vịnh Ba Tư và Eo biển Hormuz.

Nhưng nếu các tàu chiến khai hỏa tên lửa hành trình từ khu vực biển xa hơn (Vịnh Oman hoặc Biển Arab) các tên lửa IRGC chỉ đơn giản là sẽ không thể "với tới".

Hải chiến Mỹ-Iran: Tàu ngầm công nghệ Triều Tiên có trở thành sát thủ khiến Mỹ ôm hận? - Ảnh 2.

Cano cao tốc trang bị rocket của lực lượng IRGC.

Vũ khí chủ lực của A2/AD" Tàu ngầm diesel-điện?

Vịnh Oman là khu vực mà Hải quân Iran chịu trách nhiệm cho tuyến phòng thủ đầu tiên của A2/AD (Anti-Access/Area Denial - Chống tiếp cận/Chống xâm nhập khu vực). Vậy lực lượng Iran tại đây có đủ năng lực đối đầu với tàu chiến Mỹ hay không?

Một điều khá rõ ràng rằng máy bay và tàu chiến mặt nước của Iran sẽ rất khó khăn khi tiếp cận tàu chiến đối phương ở khu vực biển nước xanh (biển sâu) này do khả năng cảnh báo sớm cũng như hỏa lực của các cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ.

Hải chiến Mỹ-Iran: Tàu ngầm công nghệ Triều Tiên có trở thành sát thủ khiến Mỹ ôm hận? - Ảnh 3.

Một sơ đồ mô tả khu vực A2/AD của Iran

Có lẽ chúng ta nên chuyển sang thứ vũ khí được cho là tạo thành "cốt lõi sức mạnh quân sự" Iran (bên cạnh lực lượng tên lửa đạn đạo) và cũng là lý do tại sao Iran tự hào là lực lượng hải quân mạnh thứ tư trên thế giới, đó là lực lượng tàu ngầm.

Điểm nổi bật nhất của các tàu ngầm của Iran là kích thước của nó, đặc biệt là nếu so sánh với phần còn lại của lực lượng hải quân.

Theo trang globalsecurity, tổng số khu trục hạm, khinh hạm và tàu hộ tống tên lửa của Iran không vượt quá con số 10 trong khi có tới 34 tàu ngầm.

Bên cạnh 3 tàu ngầm "chủ lực" thuộc lớp Kilo, phần lớn trong số tàu ngầm nói trên là các tàu ngầm diesel-điện cỡ nhỏ và trung bình có nguồn gốc từ Triều Tiên với khoảng 20 chiếc thuộc lớp Ghadir và một số chiếc thuộc lớp Yugo.

Hải chiến Mỹ-Iran: Tàu ngầm công nghệ Triều Tiên có trở thành sát thủ khiến Mỹ ôm hận? - Ảnh 5.

Tàu ngầm Kilo 877 của Iran chỉ có 6 ống phóng ngư lôi và không có khả năng khai hỏa tên lửa đạn đạo như các tàu ngầm Kilo 636.

Trong khi những chiếc Yugo mua của Triều Tiên chỉ được trang bị 2 ống phóng ngư lôi 406 mm với thủy thủ đoàn 10 người thì tàu ngầm thuộc lớp Ghadir khá ấn tượng.

Biến thể tàu ngầm của lớp Yono Triều Tiên chỉ lớn hơn một chút so với Yugo nhưng có khả năng tấn công mạnh mẽ hơn nhiều. Tàu được trang bị các ống phóng ngư lôi 533 mm tương tự các tàu ngầm thuộc lớp Kilo (tuy nhiên số lượng ít hơn với 2 so với 6).

Sự tập trung của Iran vào các tàu ngầm cỡ nhỏ với sự hỗ trợ của Triều Tiên khá chênh lệch nếu so sánh với tàu ngầm của Mỹ và Nga. Tuy nhiên, những tàu ngầm này mang ý nghĩa quân sự rất lớn đối với mục tiêu chiến lược của Iran.

Iran chưa có nhu cầu vươn ra biển xanh ở phạm vi toàn cầu, hoặc thậm chí khu vực biển bao quanh toàn khu vực Trung Đông. Thay vào đó, các lực lượng hải quân Iran được tổ chức với mục tiêu cụ thể là bảo vệ Vịnh Ba Tư và đặc biệt là eo biển Hormuz.

Khả năng rải các loại thủy lôi (Sadaf-01/02, MC52, MDM-UDM) gần như không thể bị phát hiện khiến các tàu ngầm diesel-điện Iran trở thành ứng viên lý tưởng cho các hoạt động phục kích chống lại các tàu chiến đối phương.

Mặc dù vẫn không có khả năng trực diện đối đầu với Hải quân Hoa Kỳ, hạm đội tàu ngầm Iran vẫn sẽ là vũ khí chính giúp phong tỏa eo biển Hormuz hoặc tiến tới một cuộc phản công bất ngờ chống lại các tàu chiến Mỹ nếu xung đột diễn ra.

Hải chiến Mỹ-Iran: Tàu ngầm công nghệ Triều Tiên có trở thành sát thủ khiến Mỹ ôm hận? - Ảnh 6.

So sánh giữa các lớp tàu ngầm Yugo, Yono (Ghadir) và Sinpo của Triều Tiên.

Iran sẽ sớm sở hữu tàu ngầm tên lửa đạn đạo Triều Tiên?

Lực lượng tàu ngầm của Iran cho đến hiện tại là lực lượng hải quân có khả năng và đông đảo nhất khu vực với sự đầu tư nghiêm túc của Tehran, tuy nhiên điểm hạn chế nhất là các tàu ngầm này không có khả năng khai hỏa tên lửa đạn đạo (chống hạm hoặc đối đất).

Dưới áp lực quân sự từ Mỹ, Iran cũng đang đẩy nhanh tốc độ đa dạng hóa tàu ngầm với lớp tàu ngầm mới Fateh được Iran tuyên bố là 100% "công nghệ trong nước".

Tàu ngầm Fateh sẽ bổ sung "bức tranh tổng thể" của lực lượng tàu ngầm Iran, bù đắp khoảng trống giữa các tàu ngầm lớp Ghadir và lớp Kilo với lượng giãn nước 600 tấn.

Hải chiến Mỹ-Iran: Tàu ngầm công nghệ Triều Tiên có trở thành sát thủ khiến Mỹ ôm hận? - Ảnh 7.

Tàu ngầm lớp Fateh của Iran.

Đáng ngạc nhiên hơn (theo truyền thông Iran), ngoài các ống phóng ngư lôi 533 mm tiêu chuẩn, các tàu ngầm Fateh (bao gồm 5 chiếc với 2 chiếc đang hoạt động và 3 chiếc đang được đóng) có thể khai hỏa ngư lôi siêu tốc Hoot và tên lửa chống hạm khi đang lặn.

Tuy được tuyên bố là sản phẩm bản địa, nhưng Fateh được cho là sử dụng công nghệ tàu ngầm của cả Nga, Trung Quốc và đặc biệt là Triều Tiên.

Trong khi Triều Tiên đang ngày càng thành công trong việc phát triển tàu ngầm tấn công (các biến thể thuộc lớp Sinpo) được trang bị SLBM (tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm) thì Iran cũng đang nghiêm túc trong vấn đề phát triển tàu ngầm tương tự.

Iran từng tuyên bố đang nghiên cứu sản xuất lớp tàu ngầm Besat có khả năng khai hỏa SLBMvà dự kiến sẽ đưa vào trang bị trước năm 2022.

Mối quan hệ được chứng minh với các tàu ngầm "công nghệ Triều Tiên" trong kho vũ khí của Iran cho thấy hiện tại "vấn đề chỉ là thời gian" trước khi Iran sở hữu những tàu ngầm tương tự.

Ngư lôi siêu tốc Hoot do Iran phát triển dựa trên ngư lôi VA-111 Shkval của Liên Xô - Nga.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại