Hai bí ẩn lớn ngăn Mỹ giáng đòn quân sự vào Triều Tiên

QS |

Để phát động một cuộc can thiệp quân sự chống lại Triều Tiên, Hoa Kỳ phải đối mặt nhiều trở ngại.

Trong bài phân tích "Những kịch bản của một cuộc chiến ‘'mới' trên bán đảo Triều Tiên" đăng trên tờ Le Monde, nhà báo Philippe Pons cho rằng, phản ứng của Triều Tiên ngay sau loạt trừng phạt mới của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc vì vụ bắn thử tên lửa xuyên qua không phận Nhật Bản hôm 15/08 cho thấy Hoa Kỳ phải tính đến các biện pháp mạnh hơn.

Washington tuyên bố "Mọi biện pháp đều đang được bàn tính". Theo nhận định của cựu thứ trưởng Ngoại Giao Nhật Bản, ông Hitoshi Tanaka, người từng đàm phán cho thủ tướng Nhật công du Triều Tiên năm 2002 thì ụng độ quân sự" Mỹ - Triều Tiên có thể xảy ra.

Triều Tiên tung video phóng tên lửa ngang qua Nhật Bản

Một điều trớ trêu là cuộc chiến này, nếu xảy ra, thì thực ra không phải là "mới", bởi cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953 trên thực tế chỉ được ngưng lại bằng một thỏa thuận hòa bình tạm thời. Để có một cuộc chiến mới, thì cần phải "kết thúc cuộc chiến cũ".

Thêm vào đó, để phát động một cuộc can thiệp quân sự chống lại chính quyền Bình Nhưỡng, Hoa Kỳ đang đứng trước nhiều trở ngại.

Tờ Global Times (Trung Quốc) khẳng định Bắc Kinh sẽ không can thiệp nếu Bình Nhưỡng tấn công trước, nhưng sẽ không khoanh tay trong trường hợp ngược lại.

Nước Nga láng giềng, trước nguy cơ hỗn loạn tại Triều Tiên, cũng sẽ không ngồi im. Về phần mình, chính quyền Hàn Quốc tuyên bố Seoul phải có tiếng nói quyết định trong bất cứ một kế hoạch can thiệp quân sự nào.

Theo Philippe Pons, dù kết cục của một cuộc chiến Mỹ-Triều Tiên có thể dễ dàng đoán trước theo "tương quan sức mạnh" nhưng kinh nghiệm cho thấy "chiến thắng về quân sự có thể trở thành một cạm bẫy đối với bên chiến thắng", như trường hợp Iraq và Afghanistan.

Hai bí ẩn lớn

Hai bí ẩn lớn ngăn Mỹ giáng đòn quân sự vào Triều Tiên - Ảnh 2.

Ông Kim Jong Un quan sát vụ phóng tên lửa Hwasong-12. Ảnh do KCNA công bố hôm 16/9

Khép lại bài viết, nhà báo Philippe Pons lưu ý đến hai hệ quả khác mà ông gọi là "hai bí ẩn lớn", cần phải tính kỹ nếu Hoa Kỳ muốn can thiệp quân sự. Thứ nhất là, trong trường hợp không còn nhà lãnh đạo Kim Jong Un thì ai có thể dẫn dắt một xã hội như Triều Tiên? Rất nhiều khả năng đó sẽ là một nhân vật dân tộc chủ nghĩa thậm chí còn "cuồng nhiệt" hơn.

Bí ẩn thứ hai, nếu Triều Tiên sụp đổ thì vũ khí hạt nhân sẽ rơi vào tay ai? Viễn cảnh bí mật hạt nhân lọt ra bên ngoài là mối đe dọa nhãn tiền.

Ông Pons nhấn mạnh rằng, với "trường hợp phức tạp của Triều Tiên", cần phải suy tính rất kỹ lưỡng trước khi dấn bước vào một cuộc phiêu lưu, bởi nó có thể dẫn đến một tình hình rắc rối hơn nhiều so với hiện nay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại