Ảnh minh họa.
Nghiêm Tiểu Lục là con thứ sáu trong gia đình, vì thế cha đặt cho cái tên Tiểu Lục.
Trong nhà, Tiểu Lục không được yêu thương, gần như có gì ăn đều đợi các anh ăn xong mới đến lượt. Vì thế Tiểu Lục rất khó chịu, động chút là cáu giận. Càng như vậy, người cha càng không thích cậu bé.
Vốn dĩ một gia đình có 6 người con, đối với người lớn mà nói, áp lực kinh tế không hề nhỏ. Để kiếm thêm tiền nuôi con khôn lớn, người cha quyết định đi nước ngoài làm thuê. Suy cho cùng, thị trường ở nước ngoài rộng lớn hơn trong nước, cơ hội việc làm cũng nhiều hơn.
Những ngày tháng bôn ba bên ngoài làm thuê cực kì vất vả, có những lúc người cha còn bị người ta lừa. Do bất đồng ngôn ngữ và môi trường xung quanh khó khăn, anh ta phải chịu rất nhiều khổ cực.
Mới đầu, anh không kiếm được tiền, từ năm thứ 2 mới bắt đầu gửi được tiền về cho gia đình.
Số tiền này phân lần lượt cho các con từ lớn đến bé, đến Nghiêm Tiểu Lục thì không đủ, bởi vì người cha cũng không kiếm được nhiều nhặn gì.
Về sau, các anh đều đi học rồi lần lượt kiếm được công việc tương đối tốt, chỉ có Nghiêm Tiểu Lục ở lại trong thôn làm một anh thợ đóng giày.
Bởi vì cậu không học hành gì, cha cũng không để tâm nên Tiểu Lục lựa chọn con đường tự lực cánh sinh. Cậu chủ động làm quen, tạo quan hệ tốt với người thợ sửa giày trong chợ, nhờ ông ấy dạy nghề, cuối cùng cũng đã tôi luyện thành nghề.
Ảnh minh họa.
SỰ TRỞ VỀ CỦA NGƯỜI CHA
Cùng lúc đó, người cha sau bao năm bôn ba bên ngoài cũng quyết định trở về. Dù cho thế nào, con người ta vẫn luôn nghĩ lá rụng về cội. Ông mang về một số tiền lớn với suy nghĩ đứa nào hiếu thuận thì sẽ cho đứa đó số tiền này.
Người cha nghĩ ra một cách hay, ăn vận thành một người nghèo khó rách rưới trở về nhà. Đến trung tâm thành phố gọi điện cho các con trai, nói ông không có tiền về nhà và hỏi chúng có thể tới đón bố về không?
Các cậu con trai kinh ngạc, đứa nào cũng vội vàng hỏi: "Thế tiền của bố đâu cả rồi?"
Người cha trả lời "bị người ta lừa sạch rồi", nào ngờ không nói được mấy câu thì ở đầu dây bên kia không còn tín hiệu.
Người cha đợi ở đó rất lâu, rất lâu, không có người nào tới. Bỗng người cha nhìn thấy Nghiêm Tiểu Lục xuất hiện.
Đó là người con út mà ông ấy không coi trọng nhất. Không ngờ Nghiêm Tiểu Lục lúc đó lại không chê bai cha mình, cậu cũng quên hết những ngày tháng chịu khổ từng trải qua, đưa cha về nhà mình.
Thậm chí Nghiêm Tiểu Lục còn gọi hẳn xe taxi để chở hai bố con. Người cha thấy vậy ngăn cản: "Con cũng đâu có tiền, còn gọi xe làm gì?"
Tiểu Lục đáp lời: "Như thế đâu có được, cha là cha của con, sao con để cha chịu khổ được? Để con đưa cha về."
Ảnh minh họa.
MÓN QUÀ DÀNH CHO NGƯỜI CON HIẾU THẢO
Nhưng người cha chỉ ở được trong nhà Tiểu Lục chưa tới 2 ngày thì qua đời. Hóa ra, ông đã biết mình mắc bệnh nan y, chỉ muốn về nhà trước khi lâm chung, nhắm mắt xuôi tay ở chính ngôi nhà của mình.
Trước khi lâm chung, ông lấy ra một tấm thẻ, bên trong là toàn bộ số tiền tích lũy sau bao năm phấn đấu ở nước ngoài, tổng cộng hơn 2 triệu NDT (khoảng 7 tỉ VND) giao cho Nghiêm Tiểu Lục, bởi cậu là người con duy nhất vượt qua được phép thử của người cha.
Những người anh của cậu sau khi nghe chuyện thì vô cùng xấu hổ và hối hận, họ quả thực không đủ tư cách để nhận tiền của cha. Bản thân Nghiêm Tiểu Lục cũng hết sức bất ngờ về số tiền cha giao lại trước khi qua đời.
Sau này, nhờ số tiền của người cha để lại, Nghiêm Tiểu Lục có vốn liếng làm ăn, từ một cậu thanh niên nghèo khó, chẳng bao lâu sau cậu trở nên khá giả.