Giữa "tâm bão" COVID-19, số phận các chương trình vũ khí quan trọng của KQ Mỹ ra sao?

Trịnh Ngọc Tiến |

Trong vài tuần qua, các nhà thầu quốc phòng Mỹ đã theo dõi sát sao dịch COVID-19 từ một mối đe dọa mơ hồ biến đổi thành cuộc khủng hoảng quốc gia.

Song, cho tới thời điểm này, theo đánh giá, COVID-19 chưa có tác động tiêu cực đáng kể đến các chương trình phát triển vũ khí của Không quân Mỹ.

Ngày 27 tháng 3, Will Roper, Giám đốc điều hành mua sắm vũ khí và công nghệ của Không quân Mỹ, đã trả lời các phóng viên về ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tới các chương trình vũ khí của Không quân Mỹ và cho biết: "Chúng tôi luôn quan tâm đến dịch COVID-19, nhưng đến thời điểm hiện tại, không có sự chậm trễ nào, tất cả các chương trình đều đi đúng hướng".

Chương trình tên lửa thế hệ mới vẫn đi đúng hướng

Theo thông tin từ ông Roper, các cuộc đàm phán liên quan tới hợp đồng chương trình tên lửa răn đe chiến lược xuyên lục địa (ICBM) kiểu mới của Mỹ (GBSD) vẫn đang tiếp tục. Những tên lửa mới này dự kiến sẽ thay thế tên lửa ICBM Minuteman III.

Hiện tại GBSD vẫn đang đi đúng hướng, Không quân Mỹ đang tích cực lựa chọn đối tác cung cấp và thời gian thực hiện hợp đồng.

Đến thời điểm hiện tại, chỉ có tập đoàn Northrop Grumman là vẫn tiếp tục theo đuổi hợp đồng chế tạo ICBM mới, sau khi Boeing bỏ chương trình này vào năm ngoái. Nếu đàm phán diễn ra suôn sẻ, hợp đồng về GBSD dự kiến sẽ được ký ​​vào cuối tháng 9 năm 2020.

Hợp đồng này không chỉ có chế tạo ICBM mới, mà còn bao gồm cả hợp đồng cho 2 hệ thống tên lửa đẩy thế hệ tiếp theo, đây là một phần của gói mua sắm đảm bảo An ninh quốc gia giai đoạn 2 của Mỹ.

Mục tiêu của chương trình an ninh không gian quốc gia Mỹ là nhằm thay thế các hệ thống tên lửa đẩy, hiện đang sử dụng động cơ của Nga như RD-180, bằng loại tên lửa đẩy như kiểu Atlas-V, do United Launch Alliance sản xuất.

Các tập đoàn công nghiệp quốc phòng Mỹ như United Launch Alliance, SpaceX, Northrop Grumman và Blue Origin đang cạnh tranh để có cơ hội trở thành một trong hai nhà cung cấp tên lửa đẩy của Không quân Mỹ. Gói thầu này dự kiến sẽ được ký trong năm nay và thời gian thực hiện từ năm 2022 đến 2026.

Tạm dừng sản xuất máy bay tiếp dầu KC-46

Công ty Boeing đã tuyên bố vào đầu tuần trước rằng, họ sẽ tạm dừng sản xuất hai tuần tại các cơ sở chế tạo của mình ở Puget Sound, khu vực Washington, bao gồm cả dây chuyền sản xuất Everett, nơi lắp ráp máy bay tiếp liệu KC-46.

Giữa tâm bão COVID-19, số phận các chương trình vũ khí quan trọng của KQ Mỹ ra sao? - Ảnh 2.

Một chiếc máy bay tiếp dầu KC-46A cất cánh từ căn cứ không quân McConnell, Kan, vào ngày 26 tháng 2 năm 2019

Không quân Mỹ đã được thông báo sớm về quyết định của Giám đốc điều hành Boeing Defense Leanne Caret; theo ông Roper, kế hoạch sản xuất tại những vùng dịch có thể bắt đầu lại sau hai tuần trì hoãn.

Tuy nhiên, nếu việc đình chỉ được kéo dài thêm một tháng hoặc lâu hơn, nó sẽ có tác động lớn hơn đối với việc bàn giao máy bay KC-46. Ông Roper thừa nhận rằng, trong tình hình hiện tại, có thể Boeing sẽ gia hạn tạm dừng sản xuất, nếu dịch bệnh COVID-19 tiếp diễn theo hướng xấu.

"Chúng tôi đã nói rõ với các đối tác trong ngành rằng, hy vọng họ sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để giữ cho lực lượng lao động ở những cơ sở sản xuất quốc phòng quan trọng của chúng ta và gia đình của họ khỏe mạnh.

Song, ý chí lúc này cũng rất quan trọng, bởi vì điều đó sẽ gián tiếp gửi đi thông điệp cho các đối thủ của chúng ta thấy rằng, một cuộc khủng hoảng trong nước không ngăn cản được ý chí, cũng như sức mạnh của nước Mỹ"- ông Roper nói.

Không quân Mỹ và công ty Boeing cũng tiếp tục đạt được tiến trình đàm phán cho thiết kế cuối cùng của Hệ thống quan sát từ xa dành cho máy bay tiếp dầu KC-46.

Một loạt camera và cảm biến được gắn lên máy bay để phi công và các lực lượng dẫn đường mặt đất có thể nhìn thấy được toàn cảnh bên ngoài máy bay, từ đó hướng dẫn máy bay tiếp nhận nhiên liệu, tiếp cận máy bay tiếp liệu một cách an toàn và nhanh chóng. Hợp đồng dự kiến ký vào tháng 3 này nhưng đã bị chậm tiến độ.

Lệnh cấm tiếp xúc xã hội có ngoại lệ cho nhà thầu QP?

Một số bang của Mỹ đã bắt đầu đóng cửa hoàn toàn các hoạt động kinh doanh, hạn chế tối đa việc tiếp xúc xã hội để hạn chế việc lây nhiễm dịch COVID-19, và điều này cũng không có ngoại lệ với các nhân viên của các nhà thầu.

Họ chỉ có thể làm việc trực tuyến, tuy nhiên, nhiều công việc không thể làm trực tuyến. Các công ty như Raytheon và Northrop Grumman sẽ không thể triển khai công việc được nếu các nhân viên không đến nhiệm sở.

Cùng với việc làm việc trực tuyến của các nhân viên tại gia đình là việc lộ thông tin được xếp vào dạng bí mật, do các công ty công nghiệp quốc phòng vẫn phải dùng chung hạ tầng mạng nên khó có thể ngăn được việc lộ lọt thông tin nhạy cảm; ông Roper nhấn mạnh.

Người đứng đầu Cơ quan mua sắm vũ khí trang bị của Lầu Năm Góc, bà Ellen Lord đã kêu gọi các thống đốc những bang đang duy trì việc hạn chế tiếp xúc xã hội chú ý đảm bảo điều kiện cho các nhà thầu quốc phòng làm việc. "Tất cả là vì an ninh quốc gia" - bà Ellen Lord nhấn mạnh.

Phản ứng của bà Lord cho thấy, nhiều bang của Mỹ quá chú trọng vào việc chống dịch COVID-19, mà có phần xem nhẹ an ninh quốc gia.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp và chưa biết khi nào kết thúc, Không quân Mỹ đang đẩy nhanh đưa vào sử dụng Hệ thống quản lý chiến trường, hoạt động trên nền không gian mạng hiện có, cho phép người dùng gửi dữ liệu được bảo mật đến các thiết bị cầm tay như điện thoại thông minh và máy tính bảng, mà không cần phải đến nhiệm sở.

Ông Roper hy vọng, hệ thống sẽ được đưa vào khai thác trong vòng vài tuần tới, hoặc có thể nhanh nhất là một tuần, mặc dù Roper thừa nhận rằng, chương trình này đang chờ việc thẩm định về chứng chỉ bảo mật, trước khi được triển khai.

Hiện tại Không quân Mỹ đang triển khai mua các thiết bị nhưng đồng thời cũng đang đánh giá những tác động đến chương trình để tránh những ảnh hưởng về lâu dài. Chương trình cũng có những phân loại cấp độ quan trọng để đảm bảo tránh bị lộ lọt thông tin và đảm bảo một số vị trí có thể làm việc tại nhà mà không ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

Hệ thống theo dõi không gian cuối cùng đã hoạt động

Giữa tâm bão COVID-19, số phận các chương trình vũ khí quan trọng của KQ Mỹ ra sao? - Ảnh 4.

Hệ thống quan sát không gian do Lockheed Martin chế tạo, được cho là sẽ phát hiện ra các mối đe dọa tiềm tàng cho các vệ tinh GPS hoặc Trạm vũ trụ quốc tế.

Trong cuộc họp báo trước đó với các phóng viên, Tướng John Raymond, Tư lệnh Lực lượng Không gian của Mỹ đã xác nhận rằng, Lực lượng Không gian sẽ tiếp nhận và đưa vào sử dụng Hệ thống theo dõi không gian vào ngày 27 tháng 3, sau hơn một năm bị chậm tiến độ (chương trình ban đầu đưa vào sử dụng năm 2018).

Hệ thống theo dõi không gian là một radar tiên tiến, do Lockheed Martin chế tạo, cho phép Quân đội Mỹ theo dõi các mảnh vỡ trong không gian, đặc biệt là các vật thể trong quỹ đạo Trái đất thấp.

Hiện nay trên thế giới chỉ có hệ thống này của Mỹ là duy nhất, hiện đang được bố trí tại Kwajalein Atoll thuộc Quần đảo Marshall. Hệ thống có thể theo dõi liên tục các vật thể di chuyển trong tầm quan sát của nó.

Mặc dù mới ở trong giai đoạn thử nghiệm nhưng hệ thống đã phát hiện được những mảnh vỡ bay gần trái đất mà các hệ thống cũ không thể phát hiện được.

Giữa tâm bão COVID-19, số phận các chương trình vũ khí quan trọng của KQ Mỹ ra sao? - Ảnh 6.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại