Nhiều người giàu có cũng chia sẻ rằng họ thường cảm thấy bối rối và hiếm khi hạnh phúc, vui vẻ cho dù không phải bận tâm đến những gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền.
3 điều dưới đây sẽ giải thích cho bạn tại sao giàu có không đem lại hạnh phúc thực sự:
1. Có phải "Có tiền mua tiên cũng được"?
Một thực tế mà tất cả chúng ta đều thấy, mặc dù tiền có thể giải quyết một số vấn đề liên quan đến ‘thiếu tiền’ (chỗ ở, đồ ăn, chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục…), nhưng không phải cứ có tiền thì chúng ta có thể mua được tất cả mọi thứ, có rất nhiều thứ mà tiền bạc không thể mua được như: những người bạn thân thiết, gia đình, tình yêu, sức khỏe (khi đã mất đi)…
Quả thực, khi không có tiền, chúng ta không thể đáp ứng đầy đủ cho những nhu cầu vật chất thiết yếu, cũng như không có một chế độ chăm sóc sức khỏe, y tế và giáo dục toàn vẹn… tuy nhiên, nếu một ngày chúng ta già đi, chúng ta có thể chấp nhận được cuộc sống đơn độc trong những ngôi biệt thự rộng lớn, tiền bạc rủng rỉnh mà không có người thân, bạn bè?
Hay những lúc ốm đau, bệnh tật, điều chúng ta cần nhất có còn là tiền tài, danh vọng?
2. Nhiều tiền có mua được hạnh phúc?
Ảnh: Davide Bonazzi.
Nhu cầu vật chất, sự giàu có và danh tiếng không ảnh hưởng đến hạnh phúc lâu dài như nhiều người vẫn nghĩ.
Doanh nhân Dan Gilbert đã chứng minh điều trên trong chuyên mục TED, ông trích dẫn một vài nghiên cứu về mức độ hạnh phúc của một nhóm người trước và sau khi họ trúng xổ số hay trải qua một tai nạn nghiêm trọng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy dù trước đó họ trúng xổ số hay xảy ra tai nạn khủng khiếp, mức độ hạnh phúc của họ nhìn chung vẫn không có sự thay đổi rõ rệt.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bạn sẽ có cảm giác hài lòng… cho đến khi bạn đạt được thu nhập của tầng lớp trung lưu hàng đầu thế giới. Sau đó, cảm giác hài lòng mà bạn có thể cảm nhận được nhờ tiền bạc sẽ giảm dần.
Theo nghiên cứu, để có cuộc sống vui vẻ, mức thu nhập của bạn phải đạt được từ 40.000 đến 70.000 đô một năm trước khi những sự kiện mới xảy ra khiến bạn không còn cảm thấy vui vẻ nữa.
Nghe có vẻ khó tin nhưng điều đó là sự thật, bởi với mức thu nhập ấy, bạn có thể đáp ứng đủ những nhu cầu vật chất cơ bản và không còn phải lo lắng đến vấn đề cơm, áo, gạo, tiền.
Tuy nhiên, ngay cả với những người giàu có, cuộc sống của họ chưa chắc đã hạnh phúc hơn.
Nhiều người nổi tiếng trên thế giới (ca sĩ Lady Gaga, siêu mẫu Cara Delevigne) cũng từng chia sẻ rằng tuy cuối cùng họ đã thực hiện được ước mơ, nhưng rồi họ phát hiện ra rằng sự giàu có và danh tiếng không làm cho họ hạnh phúc.
Còn tỷ phú Warren Buffett luôn cho rằng: Tiền bạc không phải là "chìa khóa của hạnh phúc".
3. ‘Niềm vui’ khác với ‘hạnh phúc’
Tiền có thể mua được niềm vui nhưng không mua được hạnh phúc. Niềm vui khác với hạnh phúc.
Đây là một sự khác biệt tinh tế mà ít ai nhận ra. Ngay cả nhà sáng lập Zappos - Tony Hsieh – dường như cũng không phân biệt được hai từ này.
Mặc dù trong cuốn sách "Delivering Happiness" (Khám phá hạnh phúc), ông đã viết rất hay về hạnh phúc, nhưng rồi Hsieh lại cho rằng ‘Khoảnh khắc hạnh phúc là khi khách hàng mở một hộp giày mới’.
Đó không phải là hạnh phúc, nó đơn thuần chỉ là niềm vui.
Hai cuốn sách khác cũng đề cập đến hạnh phúc - "Happier" và "The Art of Learning"– được viết bởi những tác giả đã từng đoạt giải Vô địch Quốc gia (Tal Ben-Shahar và Josh Waitzkin).
Cả hai tác giả này đều cho rằng chiến thắng là điều khiến họ cảm thấy hạnh phúc mãi mãi, bởi họ đã chuẩn bị rất lâu cho cuộc thi này.
Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày, họ đã không còn cảm thấy hạnh phúc như khi nhận giải nữa.
Vì vậy, có một điều chắc chắn rằng: Tiền có thể mua được niềm vui, nhưng niềm vui ấy vô cùng ‘mong manh’ và ‘hời hợt’, nó chỉ là những khoảnh khắc mang lại cho bạn sự phấn khích, cảm giác tích cực, rồi sau đó dần dần biến mất.
Còn hạnh phúc là điểm đến đích thực, là cảm giác có thể kéo dài trong nhiều năm, thậm chí là suốt đời, cho dù bạn có gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống.
Đương nhiên, hạnh phúc không thể mua bằng tiền bạc, mà nó được nuôi dưỡng từ trong tâm của mỗi người.
Do đó, nếu mục tiêu của bạn là hạnh phúc thì đừng quá đặt nặng vào những niềm vui tạm thời.