Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng việc xây dựng và phát triển tình bạn với các đồng nghiệp của bạn có thể giúp bạn hạnh phúc hơn, đồng thời nâng cao lợi nhuận kinh doanh của công ty.
Một bài báo khác được công bố trên tạp chí Kinh tế Harvard cũng cho thấy tình bạn giữa các đồng nghiệp với nhau thường đem lại tâm trạng tốt cho nhân viên, giúp họ nâng cao hiệu suất cá nhân.
Theo đó, việc có bạn bè ở nơi làm việc sẽ khiến người lao động cảm thấy dễ dàng yêu cầu được giúp đỡ khi gặp khó khăn mà không sợ bị phán xét.
Hơn nữa, nếu bạn có được tình bạn với các đồng nghiệp ở các phòng ban khác nhau, bạn sẽ dễ dàng cập nhật được tình hình chung của toàn công ty mình.
Và nó tiếp tục gợi ý cho các nhà quản lí và trưởng bộ phận có thể áp dụng vào trong thực tế, tạo điều kiện để nuôi dưỡng tình bạn giữa các nhân viên, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp.
Mặc dù báo cáo cũng đã nghiên cứu sâu về những hạn chế của việc kết bạn trong nội bộ công ty nhưng kết luận cuối cùng được đưa ra là lợi ích của tình bạn này lớn hơn nhiều so với bất kì nhược điểm nào.
Nhưng việc kết giao với các đồng nghiệp của bạn đôi khi lại chẳng dễ dàng chút nào, đặc biệt là với những người mới, vốn chưa hiểu rõ về công ty và những người cộng sự. Vậy làm cách nào để bắt đầu một mối quan hệ thân thiết ở nơi mà bạn dành cả ngày để làm việc?
Chúng tôi đã giúp bạn tổng hợp và biên soạn các thông tin chi tiết về nghệ thuật kết giao từ hai tờ báo bán chạy nhất. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn biến những người cộng sự thành bạn chí cốt trong công việc:
Đừng để yếu tố cảm xúc có ảnh hưởng lên mọi mặt của đời sống, bao gồm cả các mối quan hệ
Học cách hiểu và nắm bắt cảm xúc của những người đồng nghiệp xung quanh chính là nền móng vững chắc để xây dựng một mối quan hệ.
Thậm chí ngay cả khi bạn không hề có chỉ số trí thông minh cảm xúc (emotional intelligence - EI) cao tự nhiên, thì bạn vẫn có thể học và phát triển nó trong suốt cuộc đời.
Luôn đặt mình vào hoàn cảnh của những người cộng sự
Bạn có thể phát triển các mối quan hệ xã hội của mình bằng một cách rất đơn giản: tưởng tượng bản thân ở trong hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu được phần nào suy nghĩ và xúc cảm của họ khi đó.
Điều này giúp bạn có những cư xử phù hợp với những người đồng nghiệp của mình. Đồng thời biết được người bạn của mình cảm thấy như thế nào trong một tình huống cụ thể sẽ giúp bạn đánh giá xem người khác có thể phản ứng như thế nào trong những hoàn cảnh tương tự.
Khám phá cảm xúc của đồng nghiệp thông qua các tín hiệu phi ngôn ngữ
Bạn có thể đánh giá tâm trạng của một người chỉ bằng cách phân tích nét mặt hoặc ngôn ngữ cơ thể của họ.
Để nâng cao sự đồng cảm của bạn đối với một đồng nghiệp, hãy mô phỏng tư thế của họ. Chỉ đơn giản là làm điều này sẽ gợi lên những cảm xúc tương tự trong chính bạn, để bạn có thể kết nối với những người đồng nghiệp đó dễ dàng hơn.
Sử dụng đối thoại bên trong để tăng cường trí thông minh cảm xúc
Bạn có thể nâng cao năng lực tự nhận thức và tự quản lí các tình huống khác nhau bằng cách tưởng tượng ra các tương tác với đồng nghiệp trước khi nó thực sự xảy đến.
Những cuộc đối thoại bên trong này có thể giúp bạn xác định và gọi tên cảm xúc của chính mình, đồng thời giúp đưa ra các phương án xử lí tình huống một cách chủ động và thông minh hơn.
Khi cần đưa ra lời phê bình, hãy làm điều đó với tinh thần xây dựng
Nếu bạn đang trong tình huống phải đưa ra lời phê bình với một đồng nghiệp, hãy lựa chọn một sự việc cụ thể, để chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, những gì đã làm tốt và những gì cần thay đổi.
Bằng cách này, bạn sẽ tránh được việc chạm vào lòng tự ái của họ và gây ra cảm giác khó chịu.
Để nâng cao khả năng đối nhân xử thế và kết giao bạn bè, bạn có thể tham khảo thêm những kĩ năng sống trong cuốn sách Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie
Cuốn sách xuất bản lần đầu năm 1936 đã tạo ra một cuộc cách mạng về nghệ thuật giao tiếp và thu phục lòng người, làm cho tất cả mọi người yêu mến mình bằng cách hiểu rõ bản thân, thành thật với chính mình, hiểu biết và quan tâm đến những người xung quanh để nhìn ra và khơi gợi những tiềm năng ẩn khuất nơi họ, giúp họ phát triển lên một tầm cao mới.
Mặc dù cuốn sách đã ra đời cách đây hơn 80 năm nhưng đến nay nhiều bài học trong đó vẫn còn nguyên giá trị, đặc biệt là trong môi trường công sở phức tạp.