Tham gia gameshow: Khóc cũng được 3 triệu đồng

LongHy |

Để tạo cảm xúc cho người xem, mốt số gameshow của Trung Quốc đã trả tiền cho khán giả ở trường quay để họ khóc và diễn theo đúng kịch bản chương trình.

Theo một tổng kết của tờ 163, Trung Quốc khi theo dõi những công việc khá thú vị mới xuất hiện gần đây ở đất nước tỷ dân cho biết, giới trẻ ở một số thành phố lớn như Thượng Hải hay Bắc Kinh nếu nhanh nhạy cũng có thể kiếm được kha khá tiền nhờ đi xem gameshow trên truyền hình.

Tờ 163 trích khảo sát của một công tư tư vấn thương mại ở Thượng Hải cho biết, một số khán giả tham gia các chương trình truyền hình thực tế được coi như một nghề bán thời gian. Giá cả của công việc này cũng không cố định, với những khán giả chỉ đơn thuần có mặt và ngồi vỗ tay, giá sẽ ở mức khoảng 300 NDT (1 triệu đồng). Theo cách gọi của đơn vị này thì nghề làm thêm có tên gọi là nghề làm khán giả.

Khóc như thế này cũng đủ kiếm từ 1 - 3 triệu đồng/ngày.

Nhà đài và gameshow cạnh tranh nhau

Nghề làm khán giả cũng có ba bảy dạng khác nhau, ví dụ như trong chương trình Happy Camp thường yêu cầu những cô gái trẻ đẹp ngồi ở những hàng ghế đầu, như vậy về cơ bản mỗi số ghi hình họ sẽ nhận được khoảng 200 – 300 NDT.

Còn nếu những người này tham gia một số hoạt động “diễn” khác như khóc sướt mướt, giả vờ xúc động, tiếc nuối… hoặc được yêu cầu cười hạnh phúc, mãn nguyện… thì tiền thù lao vì thế cũng sẽ tăng thêm.

Thù lao nghề làm khán giả khá cao, thường họ xuất hiện trong những chương trình có sức hút người xem  hoặc có tính cạnh tranh so với những chương trình khác, ví dụ giữa The Voice, Idol, Happy Boys, Supper Girls…

 

Tại nhiều địa điểm công cộng như ở bến tàu điện ngầm, ở các trường đại học hay trong các khu dân cư có thể thấy những tờ giấy tuyển dụng nghề làm khán giả. Theo giới thiệu ghi trong tờ tuyển dụng cho biết, mỗi suất ghi hình sẽ được trả thù lao từ 50 - 100 tệ, diễn tốt sẽ được nhận đến 500 tệ.

Nghề làm khán giả nhận thù lao gần 3 triệu đồng

Yêu cầu đối với người làm nghề đặc biệt này cũng tương đối cao, có khi phía nhà sản xuất truyền hình yêu cầu họ phải có chuyên môn về diễn xuất, nhiều sinh viên thuộc khối điện ảnh cũng vì thế mà không bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền nhẹ nhàng từ việc làm khán giả bất đắc dĩ.

Với những “khán giả” diễn tốt, có thể nhận được  mức thù lao khoảng 800 NDT/ngày (2,7 triệu đồng).

Một ví dụ điển hình nhất gần đây mà dư luận Trung Quốc biết đến là hình ảnh những khán giả tại cuộc thi tìm kiếm tài năng âm nhạc Tôi là ca sĩ, xuất hiện quá nhiều cảnh khán giả khóc lóc đến mức phản cảm, tuy nhiên vỡi mỗi màn khóc như thế họ có thể đút túi 700 NDT sau khi ra về.

Các kênh truyền hình tư nhân, truyền hình vệ tinh nở rộ ở Trung Quốc, là yếu tố phát triển đội ngũ người làm nghề khán giả.

Ngày nay ở Trung Quốc xuất hiện hàng loạt những đài truyền hình vệ tinh, đài truyền hình tư nhân. Những chương trình họ sản xuất không hoàn toàn được ghi hình ở ngay tại đài của họ, phần nhiều là ủy thác cho những công ty sản xuất ghi hình ở Bắc Kinh hay Thượng Hải đảm nhiệm, do đó mà nghề làm khán giả ở những thành phố lớn trên cũng vì thế mà lớn mạnh và đặc biệt phát triển.

Theo thông tin từ tờ Sohu cho biết, tại Bắc Kinh, Thượng Hải… những công ty chuyên cung cấp khán giả sẽ căn cứ theo định hướng khán giả của chương trình truyền hình đó như thế nào để cung cấp khán giả một cách chuyên nghiệp và phù hợp nhất cho chương trình đó.

Chương trình cần đối tượng khán giả trẻ hay già, có ngoại hình hay không, diễn xuất cần những yếu tố gì…

Những cô gái xinh đẹp và quyến rũ luôn được chú ý xếp vị trí hàng đầu.

Ngoài ra, đối với những gameshow mới xuất hiện, phía công ty cung cấp khán giả sẽ yêu cầu chương trình sử dụng đối tượng là những khán giả chuyên nghiệp, có kỹ năng diễn xuất sắc, như vậy mới có thể tạo được không khí cho chương trình, đồng thời thu hút lượng người xem cao.

Theo nhìn nhận của các công ty cung cấp khán giả cho biết, bất luận chương trình khi lên sóng sẽ mang lại hiệu quả ra sao, nhưng nếu một chương trình có đội ngũ khán giả chuyên nghiệp, biết diễn xuất tốt, hiệu quả là chương trình sẽ không ngừng thu hút được một lượng khán giả ngày càng đông đảo theo dõi.

Theo ông Chu, giám đốc một công ty cung cấp khán giả ở Bắc Kinh cho biết, Nghề khán giả được chúng tôi chú ý đến những đối tượng như sinh viên, bởi họ có năng lượng và phấn khích. Ngoài ra, chúng tôi còn lựa chọn những khán giả như những bà mẹ, những cô dì tuổi trung niên, bởi đối tượng này rất dễ gây thiện cảm và khiến người xem cảm động.

 

Cũng theo tiết lộ của ông Chu thì: “Giá trung bình một ngày của một người tham gia trong một chương trình truyền hình là 50 tệ, đây là giá bình dân trong nghề, bao gồm một bữa ăn và có xe đưa đón”. Ông Chu nhấn mạnh: Những người muốn làm khán giả cũng phải thông qua tuyển chọn chứ không phải ai muốn làm đều được.

Còn theo  một đạo diễn ghi hình các gameshow ở  Bắc Kinh cho hay, thông thường nếu một chương trình không mấy hấp dẫn, khán giả ra về cũng sẽ nhận được một khoản tiền khoảng 50 tệ.

Người trong cuộc  nói gì

Một người từng hành nghề khán giả sau khi từ bỏ công việc trên đã khuyên bạn bè mình chớ nên tham gia, cô gái này cho rằng công việc này khá mệt mỏi, thường buổi sáng bắt đầu lúc 10h và kết thúc 10h tối: “Trong khi diễn viên và MC ra về hết thì những người làm khán giả vẫn phải nán lại tiếp tục ghi hình, họ yêu cầu bạn phải la hét khản giọng “tôi yêu anh đẹp trai” Không những thế còn bắt phải vỗ tay đến tê hết cả tay, hét lạc cả giọng, trong khi tiền thì có mỗi 50 tệ, chưa hết còn phải triết khấu cho công ty quản lý”.

 

Về phía khán giả, cô Lưu năm nay 27 tuổi cho biết, bình thường cô rất thích xem các chương trình truyền hình thực tế, nhiều lúc những câu chuyện của người chơi thật sự làm cô xúc động: "Tuy nhiên nhiều khi tôi cảm thấy khán giả phía dưới có phần hơi thái quá, nhiều lúc họ khóc tức tưởi mà sự việc đâu đến nỗi như vậy". Theo cô Lưu cho biết, bạn bè của cô cũng từng để ý đến những chuyện bên lề về cái gọi là "nghề làm khán giả": "Bạn bè tôi cho rằng, không ít chương trình ăn khách hiện nay trên truyền hình đang cố tình lừa khán giả".

Con dao hai lưỡi

Tuy nhiên, nhận xét của người ngoài cuộc cho biết, cách làm này cũng có phần mạo hiểm. Nếu khán giả trong chương trình diễn quá chuyên nghiệp, quá hưng phấn, nhiệt tình nhưng người xem truyền hình lại tỏ ra thờ ơ và không tỏ ra hứng thú thì quả là một điều khá khó xử. Điều này cũng dễ dàng dẫn đến việc tạo cho người xem thái độ hoài nghi và ngờ vực về những khán giả có mặt trong chương trình, thậm chí dẫn đến cảm giác người xem đang bị lừa.

Nói tóm lại, một chương trình hay và thực sự thu hút người xem trên truyền hình, yếu tố quan trọng nhất vẫn nằm ở đội ngũ thực hiện chương trình. Chỉ có nhờ vào chính chất lượng của chương trình có tốt hay không thì mới thu hút được lượng người xem một cách hiệu quả nhất chứ không phải nhờ những tiểu xảo khiến người xem có cảm giác bị lừa.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại