Mẫu hóa thạch mới được phát hiện càng củng cố thêm giả thuyết này. Nghe như là giả thuyết mơ hồ nhưng cũng có bằng chứng đáng để nghi ngờ.
Nhà khảo cổ học Sherif El Morsi - người đã làm việc trên cao nguyên Giza trong hơn 2 thập kỷ qua và đồng nghiệp của ông là Antoine Gigal, đã khám phá ra hóa thạch gây tranh cãi này.
Họ đã nghiên cứu và đưa ra giả thuyết kim tự tháp Giza và tượng Nhân sư có thể từng bị chìm dưới biển.
Tiến sĩ Robert M. Schloch là một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên giải thích giả thuyết rằng các công trình trên cao nguyên Giza cổ xưa hơn nhiều so với chúng ta nghĩ.
Vào đầu thập niên 90, tiến sĩ Schlock đã gợi ý rằng tượng Nhân sư cổ xưa hơn hàng ngàn năm tuổi so với các nhà khảo cổ học tưởng.
Dựa vào vết xói mòn trên đá, các nhà khảo cổ phán đoán kim tự tháp và tượng Nhân sư có niên đại từ năm 5.000 – 9.000 trước CN.
Dấu vết đá xói mòn.
Nhà khảo cổ học Sherif El Morsi đã nghiên cứu và tìm hiểu bí ẩn. Ông đã chụp ảnh ghi lại các hình thái xói mòn của một số cự thạch trong khu vực.
Ông đã ngạc nhiên khi nhận ra rằng vào thời điểm nào đó, toàn bộ khu vực đã bị chìm dưới nước.
Sherif El Morsi cho rằng cao nguyên Giza đã từng bị biển dâng, nhấn chìm dưới nước. Nhất là khu đền thờ Menkare có thể trước đây là đầm phá khi nước biển bao phủ kim tự tháp và tượng Nhân sư, khu vực đền thờ và các công trình khác.
Nhưng có một số giả thuyết của các nhà khoa học khác đã đưa ra gợi ý khác. Một số nhà nghiên cứu cho rằng: nhím biển trên đá vôi bị ăn mòn và sinh vật hóa thạch là một phần của đá vôi nguyên thủy hình thành cách đây 30 triệu năm.
Tuy nhiên, ông Morsi đã đáp trả giả thuyết đó một cách thú vị và gợi ý rằng nhím biển đã bị hóa đá trong thời gian gần đây.
Bằng chứng là nhím biển được tìm thấy trên sàn chịu lực hấp dẫn. Hóa thạch gần như trong điều kiện hoàn hảo và nằm trong phạm vi bãi triều của đầm phá. Nó khác với hóa thạch những con cá nhỏ được thấy trong các khối đá vôi.
"Chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng điều kiện nguyên sơ và chi tiết các lỗ thủng bên ngoài hóa thạch. Điều này có nghĩa là sinh vật biển bị hóa thạch trong thời gian gần đây" –ông Sherif El Morsi nói
Theo ông El Morsi, trận lụt nghiêm trọng cao đến 75m so với mực nước biển hiện tại đã mở rộng đường bờ biển trải dài tới Khafra, gần tượng Nhân sư tại đền thờ Menkare.
El Morsi cũng tin rằng có bằng chứng về các di tích và các khối đá xung quanh cho thấy sóng thủy triều trong quá khứ và thậm chí cho thấy bãi triều khoảng 2 mét.
Tường phía tây tượng Nhân sư bị xói mòn.
Tượng Nhân sư, ngôi đền Nhân sư và 20 cấp bậc đầu tiên của Đại kim tự tháp Giza có vết xói mòn do bị chìm trong nước.
Xác định thời gian trận lụt là một khó khăn đối với các nhà nghiên cứu vì trong 140.000 nghìn năm qua, mực nước biển dao động trên 120m.
Chắc chắn đây là một giả thuyết rất thú vị thôi thúc giới khảo cổ nghiên cứu xem có đúng cao nguyên Giza đã từng bị chìm dưới nước không.
Nguồn bài và ảnh: Ancient Code