Bí ẩn của đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập vừa được giải mã

Hoa Hướng Dương |

Trong số các kim tự tháp được xây dựng thì quần thể đại kim tự tháp Giza được xem là hùng vĩ và bí ẩn nhất với nhiều câu hỏi còn bỏ ngõ.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng đầu tiên cách đây khoảng 2.630 đến năm 2.611 Trước Công nguyên (kim tự tháp Djoser), kể từ đó đã có tới 138 kim tự tháp khác được dựng nên qua nhiều đời pharaoh.

Mặc dù được xây dựng lâu như vậy nhưng những bí ẩn về chúng vẫn không hề cũ mà thậm chí còn nhiều câu hỏi bỏ ngỏ chưa lời giải đáp. Và mới đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra câu trả lời cho một trong số những bí ẩn đó.

Giải mã bí ẩn về sự thẳng hàng gần như tuyệt đối của đại kim tự Giza

Đó là quần thể các kim tự tháp Giza (Great Pyramid of Giza) được xây dựng 4.500 năm trước và cũng được xem là công trình vĩ đại nhất trong tất cả các kim tự tháp được xây nên.

Bí ẩn của đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập vừa được giải mã  - Ảnh 1.

Hệ thống kim tự tháp thẳng hàng. Ảnh: Ancient Egypt Digital Library

Hệ thống quần thể này nằm trải rộng trên một khu vực có diện tích 55.000 m2 bao gồm 3 kim tự tháp lớn thẳng hàng: Kim tự tháp Khufu là 1 trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại, kim tự tháp Menkaure (hay Mykerinus) và kim tự tháp Khafre (hay Kephren).

Xung quanh chúng là các kim tự tháp lớn nhỏ dành cho vương phi và tượng nhân sư.

Ngoài những bí ẩn khó tin như vị trí của hệ thống này nằm ở trung tâm lục địa Trái Đất (điểm giao nhau của kinh tuyến và vĩ tuyến dài nhất thế giới) hay "Bí ẩn Tam trùng" dị thường.

Theo đó kim tự tháp Giza cùng với hai vùng bí ẩn bậc nhất thế giới là "Vùng im lặng - Silent Zone" (ở Mexico) và "Tam giác quỷ" Bermuda (tây Đại tây Dương) sẽ tạo nên một đường thẳng.

Hệ thống kim tự tháp Giza còn ẩn chứa một bí ẩn thẳng hàng khác khiến các nhà khoa học phải đau đầu, đó là vị trí 3 kim tự tháp lớn nhất nằm thẳng hàng với 3 ngôi sao vùng thắt lưng của chòm sao Lạp Hộ (Orion).

Bí ẩn của đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập vừa được giải mã  - Ảnh 2.

Quần thể kim tự tháp Giza. Ảnh: Dailymail

Sự kinh ngạc và thán phục của sự chính xác gần như tuyệt đối này chính là vì thời gian xây dựng quá lâu cũng như trình độ khoa học kỹ thuật lúc bấy giờ còn hạn chế, thế nhưng những kiến trúc sư thời đó vẫn có thể làm nên điều thần kỳ.

Điều gì khiến họ làm được việc đó?

Phương pháp vòng tròn Ấn Độ: Lời giải cho câu đố hóc búa!

Kiến trúc sư Glen Dash tới từ bang Connecticut (Mỹ) đã nghiên cứu phương pháp mà người cổ đại sử dụng trong một thời gian dài và đã tìm ra câu trả lời vén bức màn bí ẩn 4.500 năm này: Phương pháp vòng tròn Ấn Độ (Indian circle method).

Theo đó, những kiến trúc sư cổ đại đã sử dụng điểm quy chiếu nhờ vào mặt trời trong suốt ngày thu phân vào khoảng 22 tháng 9 đến 24 tháng 9 hàng năm, đây là thời điểm mà Mặt Trời ở gần xích đạo nhất và bắt đầu đi xuống hướng nam.

Chú thích: Mỗi năm chỉ có hai điểm phân là xuân phân và thu phân vào khoảng 20 tháng 3 (xuân phân) và 22 tháng 9 (thu phân), trục Trái Đất hướng về Mặt Trời làm cho thời gian ngày đêm dài như nhau.

Những người cổ đại chỉ với các thiết bị cực kỳ đơn giản như cột đồng hồ Mặt Trời (Gnomon) đã có thể đánh dấu được vị trí di chuyển của Mặt Trời nhờ ánh nắng vào ban ngày. Xem hình dưới:

Bí ẩn của đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập vừa được giải mã  - Ảnh 3.

Cột đồng hồ giúp ghi lại chuyển động của Mặt Trời. Ảnh: Wiki

Dash cho hay: "Những người dây dựng kim tự tháp Khufu thẳng hàng với hai kim tự tháp còn lại nhờ điểm chính (cardinal point) với độ chính xác hơn 4 phút của cung tròn hay 1/15 độ".

Bí ẩn của đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập vừa được giải mã  - Ảnh 4.

Nhờ vào bóng nắng, các nhà xây dựng cổ đại đã tính toán chính xác sự di chuyển của Mặt Trời để xây dựng kim tự tháp thẳng hàng. Ảnh: Wilma

Bí ẩn của đại kim tự tháp Giza ở Ai Cập vừa được giải mã  - Ảnh 5.

Phương pháp vòng tròn Ấn Độ. Ảnh: Wiki

Phương pháp vòng tròn Ấn Độ cho phép bạn vẽ một đường thẳng chính xác theo hướng Đông - Tây mà chỉ cần những dụng cụ rất đơn giản là một cây gậy cắm thẳng đứng trên mặt đất, một sợi dây đàn hồi và... ánh sáng Mặt Trời.

Phương pháp này chỉ có thể dùng được trong những ngày nắng chói chang liên tục không một gợn mây, dựa vào bóng của chiếc gậy trên mặt đất, chúng ta sẽ xác định được vị trí của Mặt Trời cứ sau nửa tiếng đánh dấu.

Do vị trí của Mặt Trời liên tục thay đổi nên tại gốc của cây gậy cần buộc một sợi dây đàn hồi, khi quay nó quanh trục (tâm là gốc của cây gậy) thì sợi dây sẽ tạo nên một đường tròn cắt đường di chuyển của Mặt Trời mà ta đã đánh dấu trước đó tại hai điểm.

Kẻ một đường thẳng đi qua hai điểm giao nhau này sẽ giúp chúng ta xác định chính xác hướng Đông - Tây mà trong đó ngày thu phân là thời điểm hoàn hảo để thực hiện phương pháp này. Dash nói trên Live Science:

"Vào ngày thu phân, người giám sát sẽ vẽ nên đường di chuyển của Mặt Trời và sau đó xác định chính xác gần như hoàn hảo hướng Đông - Tây. Nhưng tất cả các kiến trúc sư kim tự tháp sẽ cần tới một ngày nắng đẹp".

Bài viết được dịch từ các nguồn: Dailymail, Livescience, Ancientcode

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại