Sau 5 năm, Israel lại tung xe tăng Merkava trở lại Gaza hòng đè bẹp Hamas

DK |

Tin tốt là vòng xoáy bạo lực giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza trong tuần qua đang tạm ngưng, tin xấu là vòng xoáy tiếp theo chỉ là vấn đề thời gian.

Vào đêm 26/3, tên lửa tự chế đã được bắn từ Dải Gaza vào Israel và Không quân Israel đã trả đũa bằng các cuộc không kích vào một số mục tiêu liên quan đến Hamas. Tuy nhiên Hamas bác bỏ việc họ đã khai hỏa những tên lửa này.

Tin tốt là vòng xoáy bạo lực giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza trong tuần qua đang tạm ngưng, tin xấu là vòng xoáy tiếp theo chỉ là vấn đề thời gian.

Cả hai phía dường như đã không tự kiềm chế trong đàm phán ngừng bắn

Vào cuối tuần này, dự kiến Hamas ​​sẽ tiếp tục tổ chức biểu tình với sự tham gia của hàng nghìn người đến biên giới Gaza-Israel.

Trong năm 2018, tổ chức này đã khởi xướng các cuộc biểu tình bạo lực rầm rộ liên quan đến các nỗ lực của người dân nhằm phá hủy hàng rào, dẫn tới các nhóm bắn tỉa của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) khai hỏa gây ra thương vong cho người Palestine.

Còn với phía Israel, họ đã bắt đầu tăng cường lực lượng IDF ở miền nam ngay sau vụ bắn tên lửa vào Moshav Mishmeret ở vùng Sharon khiến 7 thường dân Do Thái bị thương.

Clip trên mạng xã hội cho thấy cơ giới hạng nặng của IDF tiếp tục di chuyển về phía nam tới biên giới Gaza hôm 27/3

Một sư đoàn và ba lữ đoàn chính quy IDF đã được huy động theo lệnh của Tổng tham mưu trưởng Aviv Kochavi. Cùng với việc Hamas công khai đe dọa sẽ phản ứng các cuộc không kích bằng một hoạt động quân sự trên mặt đất, việc triển khai được dự đoán sẽ kết thúc vào cuối tuần.

Các lực lượng này sẽ củng cố các đơn vị biên phòng thường xuyên đóng quân dọc biên giới, với giả định Hamas đang lên kế hoạch biểu tình đi kèm lực lượng đặc biệt của họ.

Đỉnh điểm của các cuộc biểu tình lần này dự kiến ​​không phải vào thứ Sáu 29/3, như thường lệ, mà là vào thứ Bảy, ngày 30/3.

Trong hai tuần của tháng 3, người Ai Cập đã cố gắng đưa ra một thỏa thuận hạn chế, cho phép Hamas nhận được một số nhượng bộ của Israel về việc di chuyển qua các trạm kiểm soát, vùng nước đánh cá và một vài lợi thế kinh tế khác để đổi lấy việc tạm ngưng bạo lực cho đến hết Ngày bầu cử Israel dự kiến vào 9/4.

Ý tưởng này đã có trên bàn đàm phán vào giữa tháng 3, nhưng các cuộc đàm phán đã bị cắt đứt khi hai tên lửa khai hỏa vào khu vực đô thị Tel Aviv, mà cả hai bên sau đó đã xác định là một sai lầm đáng tiếc.

Nhưng vì tên lửa, vào tối 27/3, lần đầu tiên sau hai tuần, một phái đoàn tình báo cấp cao của Ai Cập mới quay lại ​ Dải Gaza.

Tuy nhiên thời gian là không còn nhiều, vì vậy sẽ rất khó để thiết lập một thỏa thuận toàn diện trước cuộc bầu cử Israel.

Sau 5 năm, Israel lại tung xe tăng Merkava trở lại Gaza hòng đè bẹp Hamas - Ảnh 3.

Lực lượng cơ giới IDF tập trung tại biên giới Gaza-Israel hôm 27/3

Các hành động của Israel sẽ làm cho tình hình thậm chí còn nguy hiểm hơn

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, người đã rút ngắn chuyến thăm Hoa Kỳ vì vụ tấn công, đang ở một vị trí không ‘dễ chịu" do sự leo thang xung đột ở Gaza.

Trong trường hợp này, ông ta sẽ khó có thể đưa ra những nhượng bộ mà Hamas muốn bởi vì các đối thủ chính trị của ông ta sẽ ngay lập tức miêu tả điều này tương tự như hành động đầu hàng trước khủng bố.

Hamas cũng đang phải vật lộn với các vấn đề của Palestine. Hamas đang đàn áp các cuộc biểu tình được tổ chức trong những tuần gần đây, nhưng nếu không thể chứng minh rằng họ có được sự nhượng bộ từ Israel, họ có thể sẽ phải đối mặt với một làn sóng biểu tình mới.

Trong 3 năm sau Chiến dịch "Bảo vệ cạnh sườn" năm 2014, Israel đã không chấp nhận bất kỳ đề xuất thỏa hiệp nào do Ai Cập và Liên Hợp Quốc đưa ra nhằm giảm bớt khủng hoảng kinh tế và khắc phục thiệt hại của cơ sở hạ tầng ở Dải Gaza.

Hamas cũng từ chối đưa ra một giải pháp cho câu hỏi về các tù binh Israel ở Gaza cũng khiến cho việc đạt được thỏa thuận trở nên rất khó khăn.

Sau 5 năm, Israel lại tung xe tăng Merkava trở lại Gaza hòng đè bẹp Hamas - Ảnh 4.

Một người lính Israel đứng trên xe tăng ở biên giới Gaza-Israel hôm 27/3

Sự bế tắc đã dẫn đến bùng nổ bạo lực năm 2018, và kể từ đó gần 300 người Palestine đã bị giết ở Dải Gaza, hầu hết trong số họ thiệt mạng dọc hàng rào biên giới. Do đó cuộc đàm phán đang được tiến hành dưới áp lực, kỳ vọng từ Gaza và hạn chế chính trị ở Israel.

Netanyahu sẽ phải tức tốc trở về từ Washington, nếu ông ở lại để tham gia hội nghị AIPAC, ông sẽ bị truyền thông đối lập coi là không quan tâm tới thiệt hại của người dân biên giới Gaza.

Trong 12 ngày còn lại cho đến khi bỏ phiếu ở Israel, các cân nhắc về an ninh và chính trị sẽ được đan xen thậm chí để ngỏ khả năng có một chiến dịch quân sự.

Clip trên mạng xã hội cho thấy cơ giới hạng nặng của IDF tiếp tục di chuyển về phía nam tới biên giới Gaza hôm 27/3

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại