Dưới sự thống khổ vì áp bức của Pháp, Đông Du và nhiều phong trào khác nổ ra

B.T sưu tầm, SGK Sử 8 |

Từ Đông Du, Đông kinh nghĩa thục đến các phong trào chống thuế ở Trung Kỳ lần lượt nổ ra khắp cả nước.

Sau khi phong trào cần vương thất bại, nhiều cuộc đấu tranh yêu nước chống Pháp theo hướng mới lại tiếp tục nổ ra vào những năm đầu thế kỉ XX.

Phong trào Đông Du (1905 - 1909)

Trong số những người yêu nước đón nhận con đường cứu nước dân chủ tư sản, có một số người muốn dựa vào Nhật Bản. Nhật Bản được xem là nước cùng màu da, cùng văn hoá Hán học, lại đi theo con đường tư bản châu Âu, đã giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (năm 1905) nên có thể nhờ cậy được.

Dưới sự thống khổ vì áp bức của Pháp, Đông Du và nhiều phong trào khác nổ ra - Ảnh 1.

Phan Bội Châu (1867-1940)

Để thực hiện ý định trên, các nhà yêu nước lập ra Hội Duy tân (1904) do Phan Bội Châu đứng đầu. Mục đích của Hội là lập ra một nước Việt Nam độc lập.

Đầu năm 1905, Phan Bội Châu sang Nhật nhờ giúp khí giới, tiền bạc để đánh Pháp. Người Nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này. Hội Duy tân phát động thành viên tham gia phong trào Đông Du.

Lúc đầu, phong trào Đông du hoạt động thuận lợi; số học sinh sang Nhật có lúc lên tới 200 người. Đến tháng 9 - 1908, thực dân Pháp câu kết với Nhật và yêu cầu nhà cầm quyền nước này trục xuất những người yêu nước Việt Nam. Tháng 3 - 1909, Phan Bội Châu buộc phải rời Nhật Bản. Phong trào Đông du tan rã. Hội Duy tân ngừng hoạt động.

Đông Kinh nghĩa thục (1907)

Cùng thời với phong trào Đông du, ở Bắc Kì có một cuộc vận động cải cách văn hoá xã hội theo lối tư sản.

Tháng 3 - 1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành v.v... mở một trường học tại Hà Nội, lấy tên là Đông kinh nghĩa thục

Chương trình học gồm các bài về Địa lí, Lịch sử, Khoa học thường thức. Bên cạnh hình thức mở trường học. các nhà Nho tiến bộ còn tổ chức các buổi bình vănn và xuất bản sách báo. Các hoạt động này nhằm bổi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới.

Dưới sự thống khổ vì áp bức của Pháp, Đông Du và nhiều phong trào khác nổ ra - Ảnh 2.

Lương Văn Can (1854 - 1927)

Lúc đầu, trường hoạt động chủ yếu ỏ nội thành Hà Nội, sau đó mở rộng ra ngoại thành và các tĩnh Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh,

Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình... Số học sinh có lúc lên tới 1000 người.

Hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục khiến thực dân Pháp lo ngại. Tháng 11 - 1907, thực dân Pháp ra lệnh giải tán Đông Kinh nghĩa thục, tịch thu sách vở, tài liệu và đồ dùng của nhà trường. Lương Văn Can, Hoàng Tăng Bí,

Vũ Hoành v.v... bị bắt. Tuy chỉ hoạt động trong thời gian ngắn nhưng Đông Kinh nghĩa thục đã đạt được kết quả rất lớn, đặc biệt trong việc cổ động cách mạng, phát triển văn hoá, ngôn ngữ dân tộc.

Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)

Dưới sự thống khổ vì áp bức của Pháp, Đông Du và nhiều phong trào khác nổ ra - Ảnh 3.

Phan Châu Trinh, trí sĩ nổi tiếng nhất phong trào Duy tân

Cũng trong những năm đầu thê kỉ XX, cuộc vận động Duy tân (theo cái mới) diễn ra sôi nổi tại Trung Kì. Lãnh đạo phong trào là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng v.v... 

Gần giống như phong trào Đông Kinh nghĩa thục ở Bắc Kì, hình thức hoạt động của phong trào Duy tân rất phong phú: mở trường, diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu, đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, đả kích quan lại xấu, cổ động việc mở mang công, thương nghiệp... 

Ảnh hưởng của phong trào rất mạnh. Đến năm 1908, dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân, một phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra rầm rộ ở Quảng Nam, sau đó là Quảng Ngãi, rồi lan ra một số tỉnh ở Trung Kì. Thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp, bát bó, tù đày, tuyên án xử tử nhiều nhà yêu nước, trong đó có Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp...

Bài viết nhằm giúp cho độc giả nào chưa có điều kiện tìm hiểu lịch sử nước nhà có thêm kiến thức tham khảo, theo tinh thần "Dân ta phải biết Sử ta". Nguồn: SGK Sử lớp 8, tr. 144-145-146.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại