Hãy luôn là những người sử dụng thông thái khi nắm rõ các cách dùng đồ gia dụng trong nhà. Nó sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ của đồ đạc và tiết kiệm cả đống tiền đấy.
Không đổ nước ra khỏi bàn ủi sau mỗi lần sử dụng
Nếu muốn kéo dài tuổi thọ của bàn là, bạn chỉ cần tuân theo một vài quy tắc đơn giản sau đây:
Đầu tiên, bạn nên sử dụng nước lọc - điều này sẽ ngăn cặn vôi tích tụ. Thứ hai, đây là điều mà hầu hết chúng ta không làm, là quên không đổ hết nước trong bàn ủi sau mỗi lần sử dụng. Đó là một sai lầm, bạn nên đổ hết nước thừa còn lại trong bàn là. Bằng cách này, bạn sẽ ngăn ngừa rỉ sét hình thành bên trong.
Sử dụng giấy bạc trong lò nướng
|
Một số bà nội trợ có xu hướng nghĩ rằng lót đáy lò nướng bằng giấy nhôm là cách hoàn hảo để bảo vệ lò và không phải lau chùi sau mỗi lần sử dụng. Nhưng trong thực tế, nó có thể khá nguy hiểm.
Giấy bạc không chỉ phản xạ nhiệt khiến thức ăn bị quá nóng mà còn có thể đốt cháy các bộ phận làm nóng của lò. Giấy bạc hạn chế nhiệt và luồng không khí bên trong lò. Đây là lý do tại sao tốt nhất bạn nên lau sạch lò bằng vải và đừng sử dụng giấy nhôm.
Mở cửa trong khi lò vi sóng đang chạy
Mặc dù hầu hết các lò vi sóng đều có nút "tắt", nhưng nhiều người không bao giờ sử dụng nó. Thay vào đó, họ luôn mở cửa trong khi lò vi sóng vẫn đang chạy, và điều này có thể gây hỏng thiết bị của bạn.
Khi làm điều này, bạn làm gián đoạn mạch nguồn và can thiệp vào hoạt động chính xác của toàn bộ hệ thống.
Cho những đồ đựng quá nặng vào lò vi sóng
|
Đây là một sai lầm khác mà các chị em nội trợ thường mắc phải khi sử dụng lò vi sóng. Rất ít người đọc hướng dẫn sử dụng và biết giới hạn trọng lượng của đĩa quay vi sóng. Do đó, việc đặt thứ gì đó nặng hơn mức cho phép lên bàn xoay vẫn xảy ra, điều này có thể khiến lò vi sóng hỏng nhanh hơn.
Không thay thế bộ lọc máy hút mùi đúng hạ định kỳ
|
Bộ lọc máy hút mùi thường bị lãng quên không thay theo đúng định kỳ. Bộ lọc này được thiết kế để hấp thụ hơi nước dư thừa, ngăn chặn dầu mỡ và các mảnh thức ăn làm tắc nghẽn lỗ thoát hơi, giúp chúng ta giữ cho nhà bếp sạch sẽ và không có mùi khó chịu.
Tùy thuộc vào kiểu máy hút mùi và tần suất sử dụng, nên thay bộ lọc từ 6 đến 8 tháng một lần. Máy hút mùi càng tiếp xúc nhiều dầu mỡ và hơi nóng thì nên thay các bộ lọc thường xuyên hơn.
Để thức ăn nóng vào tủ lạnh
|
Chắc hẳn, không ai nghĩ đến việc cho một món hầm mới nấu vào tủ lạnh, nhưng có rất nhiều người đã để những món ăn chưa nguội hẳn vào đó.
Điều này làm cho nhiệt độ bên trong tủ lạnh tăng lên và do đó, cần nhiều năng lượng và điện hơn để làm lạnh chúng. Vì vậy, sẽ tiêu hao nhiều điện hơn.
Ngoài ra, thức ăn nóng làm tăng nhiệt độ bên trong tủ lạnh, có thể ảnh hưởng đến các thực phẩm khác đã có trong tủ lạnh.
Rửa sạch bát đĩa trước khi cho vào máy rửa bát
|
Các bà nội trợ thường mắc sai lầm này khi sử dụng máy rửa bát. Rửa trước bát đĩa có thể không phải là cách hiệu quả nhất để làm sạch chúng, đặc biệt là với những loại máy đời mới.
Các loại máy hiện đại luôn đi kèm cảm biến mức độ bẩn. Cảm biến này quyết định rằng nếu bát đĩa của bạn không quá bẩn, nó sẽ thiết lập một chu kỳ rửa ngắn hơn.
Đặt máy lọc không khí không đúng chỗ
|
Hầu hết mọi người có xu hướng đặt máy lọc dựa vào tường hoặc trong góc vì các máy lọc không khí trông xấu xí và không phù hợp như một món đồ trang trí phòng mặc dù chúng khá đắt.
Tuy nhiên, máy lọc không khí phải được đặt cách xa các bức tường và trong trường hợp máy lọc hình trụ, càng gần trung tâm phòng càng tốt. Lý do khá đơn giản, thiết bị này cần có không gian để lấy không khí và đẩy không khí ra ngoài phòng.