Ra đời và đã xuất hiện từ khá lâu nhưng trong những năm gần đây, khi chất lượng không khí suy giảm nghiêm trọng, đạt mức cảnh báo nguy hiểm, cộng với đại dịch Covid-19, thì máy lọc không khí mới được nhiều người biết tới và quan tâm.
Các máy lọc không khí hoạt động dựa trên việc áp dụng một trong hai cơ chế, đó là: lọc không khí thụ động hoặc chủ động. Một số loại máy còn có thể áp dụng đồng thời cả hai cơ chế trên để tăng cường hiệu quả lọc sạch không khí.
Với chế độ lọc thụ động, bên trong máy sẽ có quạt và lưới lọc. Ở chế độ lọc chủ động, các chi tiết này sẽ được thay bằng bộ phận tạo phản ứng (ví dụ như tạo ion, tạo phản ứng quang hóa, phát tia UV...). Còn với những máy áp dụng đồng thời cả 2, thì sẽ có cả quạt, lưới lọc và bộ phận tạo phản ứng.
Đầu tiên quạt hút của máy sẽ tiến hành hút không khí và đẩy chúng qua màng lọc. Tại khu vực bộ lọc, màng lọc sẽ giữ lại bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn, virus…Hay nói khác hơn bụi bẩn và các thành phần có hại cho sức khỏe sẽ bám vào các ion âm sau đó sẽ bị bản kim loại tích điện dương giữ lại.
Cuối cùng sẽ thổi không khí đã được làm sạch ra phòng.
Các bước hoạt động của máy lọc không khí. (Ảnh minh họa)
Được quảng cáo là giúp nâng cao chất lượng không khí, lọc những bụi bẩn, vi khuẩn, giúp cho không khí sạch và trong lành hơn như vậy, nhưng hiệu quả thật sự của những chiếc máy lọc không khí đến đâu?
Một số người dùng không phủ nhận việc họ không biết và hiểu quá nhiều và công dụng của máy lọc không khí. Họ mua chúng một phần vì để yên tâm hơn trong thời buổi không khí ô nhiễm như hiện tại. Và họ cũng không chắc, rằng máy lọc không khí hoạt động có thật sự hiệu quả hay không.
Thí nghiệm của người dùng phơi bày tất cả
Mới đây, một người dùng trên mạng xã hội Tiktok đã tiến hành thí nghiệm đo lường chất lượng của máy lọc không khí nhà mình, để cùng làm rõ hiệu quả của thiết bị này.
Trong thí nghiệm, người này đã cho máy lọc không khí vào 1 thùng các tông rồi bọc kín lại, bên trong có 1 chiếc máy giúp đo mức độ không khí và nồng độ bụi. Sau khi sắp xếp xong các thiết bị, một làn khói được đưa vào thùng, tượng trưng cho không khí ô nhiễm. Chỉ sau vài phút, kết quả của thí nghiệm khiến nhiều người bất ngờ.
Hiệu quả thật sự của chiếc máy lọc không khí được thể hiện rõ qua thí nghiệm của người dùng. (Video Tiktok Kiên Review)
Có thể thấy, ban đầu, chất lượng không khí bên trong thùng này đạt mức 1358, mức độ CỰC KỲ NGUY HIỂM. Tuy nhiên, chỉ sau khoảng 1-2 phút, chỉ số này được giảm dần từ từ xuống mức trung bình, khá và cuối cùng là mức an toàn, nồng độ bụi là 0.
Kết quả thí nghiệm cho thấy rõ ràng tác dụng lọc không khí của máy lọc không khí là hiệu quả và đúng với quảng cáo.
Bên cạnh đó, ở một số phân loại máy lọc không khí, tùy vào các công nghệ mà chúng được trang bị mà còn có tác dụng khử mùi, khử khuẩn, loại bỏ động vật có hại, dưỡng ẩm cho da và tóc…
Từ đó, giúp con người tránh được khỏi các tác nhân gây bệnh, các chứng dị ứng hay đặc biệt là bệnh về đường hô hấp. Không khí trong lành cũng đóng góp một phần quan trọng vào chất lượng cuộc sống gia đình, sức khỏe được bảo vệ, tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Máy lọc không khí không chỉ giúp làm sạch không khí, mà còn khử mùi, khử khuẩn, diệt muỗi, dưỡng ẩm... (Ảnh minh họa)
Hiện nay trên thị trường, một vài thương hiệu máy lọc không khí bán chạy, được người dùng tin tưởng có thể kể tới như Sharp, Daikin, Panasonic, Hitachi, Coway hay Xiaomi… Mức giá bán dao động từ 1 triệu cho đến 6 triệu đồng hoặc cao cấp hơn từ 10-25 triệu đồng.
Bạn có thể cân nhắc lựa chọn phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình.
Ví dụ, với những gia đình nhỏ, nhu cầu lọc không khí ở mức vừa phải, có thể mua những sản phẩm tập trung vào tính năng cơ bản là lọc bụi, phấn hoa, lông thú… để tiết kiệm chi phí. Với những gia đình đông người, diện tích lớn thì cân nhắc các loại cao cấp hơn, đa dạng các tính năng hơn.