Đứa trẻ xinh đẹp và đứa trẻ không có ngoại hình thu hút, ai thông minh hơn? Đây là câu trả lời từ loạt nghiên cứu khoa học

HIỂU ĐAN |

Liệu thực sự có thể đánh giá chỉ số IQ của người khác qua vẻ ngoài hay không?

Trên thực tế, mối quan hệ giữa ngoại hình và trí thông minh là đề tài thu hút sự quan tâm của giới khoa học trong nhiều năm qua. Nhiều nghiên cứu đã cố gắng khám phá liệu thực sự có thể đánh giá chỉ số IQ của người khác qua vẻ ngoài hay không.

Năm 1918, một nhà nghiên cứu ở Ohio, Hoa Kỳ đã tiến hành một thí nghiệm với hơn chục bức chân dung của những đứa trẻ ăn mặc đẹp đẽ tương tự nhau. Từ đó, họ đánh giá và xếp hạng theo trí thông minh. Vài năm sau, một nhà tâm lý học ở Pittsburgh, Đức đã tiến hành thí nghiệm tương tự bằng cách sử dụng chân dung của 69 nhân viên cửa hàng bách hóa. Kể từ đó, nhiều nhà khoa học đã thực hiện thêm nhiều nghiên cứu.

Kết luận của họ gần như nhất trí: Mọi người có thể đánh giá chỉ số IQ của một cá nhân dựa trên ngoại hình. Một số người trong số họ tin rằng nụ cười biểu thị sự thông minh, trong khi những người khác nhận định, có lẽ bí mật của trí tuệ ẩn giấu trong đôi mắt long lanh.

Đứa trẻ xinh đẹp và đứa trẻ không có ngoại hình thu hút, ai thông minh hơn? Đây là câu trả lời từ loạt nghiên cứu khoa học - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nhà tâm lý học Edward Thorndike của Đại học Columbia ở Hoa Kỳ đã có một khám phá khác để giải thích cho sự liên quan giữa các đánh giá ngoại hình và sự thông minh. Năm 1920, Thorndike đề xuất lý thuyết "hiệu ứng hào quang" - halo effect. Lý thuyết này cho rằng khi chúng ta được yêu cầu mô tả những phẩm chất đa dạng của người khác, chúng ta có xu hướng "khuếch đại những phẩm chất nhất định của đối tượng được mô tả và ảnh hưởng đến quan điểm của chúng ta về con người nói chung".

Các nghiên cứu sau đó đã chỉ ra rằng hiệu ứng hào quang có thể bắt nguồn từ một bức ảnh: Nếu một người đẹp trai, chúng ta có thể suy luận rằng người đó cũng thông minh, hòa đồng hơn, hiểu biết hơn.

Cũng như các thiên kiến nhận thức khác, halo effect xảy ra một cách vô thức. Bạn thường không nhận ra mình đang dùng những ấn tượng rất chung chung để đánh giá nhiều mặt khác nhau của một người.

Chỉ số IQ của những đứa trẻ xinh đẹp cao hơn trung bình 12,4 điểm so với trẻ cùng tuổi

Tuy nhiên, một nghiên cứu của Zensu Kanazawa, nhà tâm lý học tiến hóa tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London từng cho thấy chỉ số IQ có liên quan đến ngoại hình. Nghiên cứu này cũng từng gây tranh cãi. Một số nhà tâm lý cho rằng kết quả này chỉ phản ánh "hiệu ứng hào quang" như đã nói ở trên.

Dữ liệu của Kanazawa được rút ra từ Nghiên cứu Phát triển Trẻ em Quốc gia của Vương quốc Anh (bao gồm 17.000 người sinh năm 1958) và Nghiên cứu dài hạn Quốc gia về Sức khỏe Vị thành niên của Hoa Kỳ (bao gồm 21.000 người sinh vào khoảng năm 1980).

Kanazawa nhận thấy chỉ số IQ của những đứa trẻ xinh đẹp trung bình cao hơn 12,4 điểm so với những đứa trẻ cùng tuổi. Kanazawa tin rằng hiệu ứng hào quang không phải là một "ảo ảnh nhận thức" như nhiều học giả suy đoán mà giống như một cách giải thích chính xác về thế giới. "Những người xinh đẹp khiến mọi người nghĩ rằng họ thông minh hơn bởi vì họ thực sự thông minh hơn", ông nói.

Không phải tất cả các nghiên cứu đều đưa ra câu trả lời giống như Kanazawa. Một nghiên cứu dựa trên album kỷ yếu của một trường trung học ở Wisconsin năm 1957 cho thấy đối với nam sinh, ngoại hình không có mối tương quan với trí thông minh; nhưng đối với nữ thì ngược lại.

Kanazawa đặt câu hỏi: Nếu có mối tương quan giữa vẻ đẹp, sự xấu xí và chỉ số IQ, thì nguyên nhân tại sao?

Trong giới học thuật có rất nhiều cách giải thích. Ví dụ, một số yếu tố di truyền quyết định cả sắc đẹp và trí thông minh. Một nghiên cứu sinh Tiến sĩ xã hội học tại Đại học Cambridge từng nói về khái niệm: "Đồng nhất xã hội", tức là sự kết hợp liên tục giữa gen thông minh và gen đẹp. Nói cách khác, đàn ông có trí thông minh cao hơn thường thuộc tầng lớp trên của xã hội, hay những người đàn ông thành đạt. Họ thường cưới những phụ nữ xinh đẹp và con cái của họ vừa có trí tuệ vừa xinh đẹp.

Cũng có quan điểm khác cho rằng con cái thừa hưởng cùng một lúc các yếu tố di truyền các yếu tố thể chất khác nhau từ cả bố và mẹ nên mức độ ảnh hưởng từ bố hoặc mẹ là như nhau. Và môi trường bên ngoài mà đứa trẻ tiếp xúc sẽ có tác động đến ngoại hình và sự phát triển trí tuệ. Chẳng hạn, những đứa trẻ xinh đẹp thường nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người xung quanh khi lớn lên, được giáo dục chu đáo hơn, tài năng được phát triển và trau dồi tốt hơn.

"Nhưng cũng giống như nghiên cứu của con người về cung hoàng đạo và nhóm máu, vẫn có rất nhiều yếu tố ngẫu nhiên!", các nhà di truyền học đã nhiều lần nhấn mạnh.

Để định hướng cho sự phát triển trí tuệ của con, cha mẹ nên trau dồi thói quen thích đọc sách để nâng cao vốn từ vựng và trí tưởng tượng phong phú. Rèn luyện thể chất giúp trẻ phát triển chiều cao và hệ cơ xương chắc khỏe. Không những vậy, những trẻ tích cực hoạt động thường phát triển chiều cao tối ưu bởi não bộ sản xuất và giải phóng hormone tăng trưởng nhiều hơn so với trẻ lười hoạt động thể chất.

Bên cạnh đó, việc cha mẹ tham gia các trò chơi dành cho trẻ con sẽ để lại cho bé những kỷ niệm khó quên và mang lại nhiều tiếng cười cho cả nhà. Việc làm này cũng sẽ gắn kết tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Trước ba tuổi, cha mẹ nên cùng con chơi những trò chơi trí tuệ như suy luận, tính toán nhằm nâng cao khả năng tư duy và logic của trẻ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại