Người đàn ông chuyển khoản nhầm hơn 600 triệu đồng, đối phương đồng ý trả lại nhưng tòa án "không cho" vì 1 lý do

Ánh Lê |

Vô tình chuyển khoản nhầm, người đàn ông Trung Quốc “đau đầu” khi  vướng vào rắc rối không đáng có.

Người đàn ông chuyển khoản nhầm hơn 600 triệu đồng, đối phương đồng ý trả lại nhưng tòa án không cho vì 1 lý do - Ảnh 1.

Giám đốc họ Đỗ ở Hải Diêm, Chiết Giang, Trung Quốc có mở một nhà máy phần cứng. Vào giữa tháng 5/2015, người đàn ông này muốn chuyển khoản thanh toán 180.000 NDT (hơn 600 triệu đồng) cho khách hàng họ Trần nhưng lúc thực hiện giao dịch, vì không để ý nên anh lại gửi nhầm cho một khách hàng họ Du.

Sau khi liên hệ và giải thích tình hình, khách hàng này tỏ ý sẵn lòng trả lại số tiền mà giám đốc Đỗ đã chuyển nhầm. Cứ ngỡ vụ việc có thể giải quyết một cách nhanh gọn, thế nhưng khi cả hai cùng đến ngân hàng Trung Quốc rút tiền thì lại nhận được thông báo tài khoản của anh Du đã bị tòa án địa phương yêu cầu phong tỏa trước đó không lâu.

Không hiểu chuyện gì đang xảy ra, giám đốc Đỗ và anh Du lại tức tốc đến Tòa án Hải Diêm, Trung Quốc để làm rõ vụ việc. Hóa ra, anh Du trước đó đã mắc nợ người khác 300.000 NDT ( khoảng 1 tỷ đồng) mà chưa trả nên bị đối phương khởi kiện và yêu cầu tòa án phong tỏa tài sản. Không may, lệnh đóng băng tài khoản của anh Du lại được thực hiện ngay sau khi nhận được số tiền gửi nhầm của anh Đỗ. Cũng vì thế nên anh Du không thể trả lại tiền ngay cho anh Đỗ được nữa.

Người đàn ông chuyển khoản nhầm hơn 600 triệu đồng, đối phương đồng ý trả lại nhưng tòa án không cho vì 1 lý do - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Internet

Trong vụ việc này, anh Du bày tỏ quan điểm của mình: “Tôi nợ người khác tiền nên việc bị khóa tài khoản là hợp lý, nhưng có 180.000 NDT trong tài khoản của tôi là tiền mà anh Đỗ gửi nhầm, tôi vẫn muốn trả lại cho đối tác của mình.”

Tuy nhiên, thẩm phán tòa án Hải Diêm giải thích sự việc không đơn giản như anh Du vẫn nghĩ:

Đầu tiên, sau khi giao dịch nhầm, số tiền của giám đốc Đỗ đã nằm trong tài khoản của anh Du. Điều này có nghĩa là quyền sở hữu số tiền này cũng đã thuộc về anh Du về mặt pháp lý. Như vậy, anh Đỗ vốn là chủ nhân cũ của số tiền này có quyền chủ nợ đối với anh Du và có thể yêu cầu anh Du hoàn trả số tiền tương tự.

Thứ hai, nếu giám đốc Đỗ muốn lấy lại số tiền thì chỉ có thể dùng các kênh hợp pháp khởi kiện anh Du và yêu cầu người này trả lại tiền. Trong trường hợp này, anh Đỗ được hưởng quyền của chủ nợ, ngang bằng với quyền của các chủ nợ khác. Khoản nợ 300.000 NDT của anh Du trước đó chưa được trả cũng là khoản nợ chung. Trong quá trình thi hành án, chủ nợ nào yêu cầu tịch thu, phong tỏa trước sẽ được xử lý trước.

Người đàn ông chuyển khoản nhầm hơn 600 triệu đồng, đối phương đồng ý trả lại nhưng tòa án không cho vì 1 lý do - Ảnh 3.

Ảnh minh họa: Internet

Nghe đến đây, anh Đỗ không còn cách nào khác là khởi kiện anh Du ra tòa và yêu cầu đối phương trả lại 180.000 NDT. Sau khi vụ việc được Tòa án Hải Diêm Trung Quốc giải quyết, cả hai bên đã đạt được thỏa thuận, thống nhất rằng anh Du sẽ trả lại 180.000 NDT cho anh Đỗ. Tuy nhiên, vì tài chính của anh Du đang trong giai đoạn khủng hoảng, do đó, việc anh Đỗ muốn lấy lại số tiền gửi nhầm của mình cũng sẽ cần thêm thời gian.

Trong trường hợp khoản nợ 300.000 NDT của anh Du vẫn chưa được giải quyết, hoặc phán quyết chưa có hiệu lực hoặc tòa án chưa thi hành thì anh Đỗ có thể nộp đơn xin tham gia phân chia để có thể nhận trước một phần nhỏ của số tiền 180.000 NDT.

Hiện nay, giao dịch chuyển tiền online qua ứng dụng ngân hàng hay qua ATM đã trở nên rất phổ biến với người dùng. Trong quá trình giao dịch, vẫn xảy ra không ít sự cố nhầm lẫn, chuyển tiền sai số tài khoản. Để hạn chế tình trạng này, khách hàng cần lưu ý nhập đúng thông tin số tài khoản, kiểm tra kỹ lại thông tin trước khi chuyển khoản hoặc quét mã QR để giảm thiểu những rủi ro hay vướng vào những rắc rối như câu chuyện trên.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại