Du lịch Đông Nam Á hậu Covid-19: Boracay như bãi tha ma, hướng dẫn viên du lịch đi nuôi gà

Xuân Hoài |

Theo Ngân hàng thế giới, Đông Nam Á sẽ có khoảng 11 triệu người lâm vào tình trạng đói nghèo do mất việc vì Covid-19.

"Boracay như bãi tha ma"

Phế tích của ngôi đền Angkor Wat, những ngôi đền, chùa Phật giáo, các món ăn đường phố - với nhiều du khách, Đông Nam Á là một thiên đường tươi đẹp dễ đi, dễ thăm thú. Năm 2019 có khoảng 30 triệu du khách từ Trung quốc tới các nước Đông Nam Á. Họ chiếm 22% trong tổng số 133 triệu khách du lịch.

Song từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, tình hình đã thay đổi. Hiếm nơi nào phụ thuộc vào du lịch lớn như các nước Đông Nam Á và giờ đây nhiều nước đứng trước nguy cơ suy thoái trầm trọng.

Năm ngoái, Thái Lan đón 39 triệu du khách. Lĩnh vực du lịch ở Thái lan được coi là rất ổn định, nay đang rơi tự do. Theo Ngân hàng Thế giới, kinh tế Thái Lan năm nay có thể giảm từ 3 - 5%.

Campuchia và Philippines cũng đứng trước nguy cơ đình đốn về du lịch, điều này liên quan đến sự sống còn của người lao động trong lĩnh vực này. WB cho rằng sẽ có 11 triệu người ở Đông Nam Á rơi vào tình trạng đói nghèo .

Trong đó có rất nhiều người làm du lịch, đó là người lái xe, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên trong các nhà hàng, khách sạn...

Anafel del Rosario, 28 tuổi, công ty lữ hành ở Boracay, Philippines là một trong những người như thế.

Anafel del Rosaria lớn lên ở Boracay. Mẹ cô trông nom một khu nghỉ dưỡng của một người Mỹ. Từ ngày 26/1 năm nay, không còn chuyến bay nào từ Trung Quốc tới đây. "Chúng tôi hoàn toàn không còn người khách nào. Các hãng du lịch nói với chúng tôi tình trạng này sẽ kéo dài ít nhất 6 tháng. Chúng tôi cũng đang bị phong tỏa, vì trên hòn đảo này đã có người nhiễm Covid-19", Rosario cho biết.

Gia đình cô điều hành một nhà hàng, khách du lịch thường dừng chân và ăn trưa ở đây. Chúng tôi bắt đầu kinh doanh từ năm 2000. Từ năm 2016 mỗi ngày chúng tôi phục vụ trên dưới 200 thực khách. Mới cách đây thôi thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc bùng nổ. Khách Trung quốc khen hòn đảo này đẹp, họ chụp ảnh rất nhiều.

"Công việc làm ăn rất tuyệt vời. Chúng tôi có tất cả 30 lao động. Mỗi tháng doanh thu của chúng tôi đạt khoảng 4000 USD", cô nói.

Từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng, Boracay im lặng như một bãi tha ma. "Chúng tôi ngồi trong nhà và chờ đợi. Mọi đường đi lại đều bị cắt. Chúng tôi không có dự trữ cũng như tiền tiết kiệm. Tôi hy vọng du khách sẽ trở lại", Rosario nói.

Không có du khách, không có thu nhập

Sokhom Somrith là một hướng dẫn viên du lịch ở Siem Reap đã 20 năm. Giờ làm việc hàng ngày của anh là từ 8 giờ sáng đến 9 giờ tối và tiếp đón hàng chục khách du lịch mỗi đoàn.

Du lịch Đông Nam Á hậu Covid-19: Boracay như bãi tha ma, hướng dẫn viên du lịch đi nuôi gà - Ảnh 4.

Sokhom Somrith, một hướng dẫn viên du lịch ở Siem Reap.

Khách phần lớn là người Trung Quốc. Sokhom Somrith thu mỗi ngày 50 - 55 USD và mỗi tháng anh làm việc khoảng 15 ngày.

"Tôi luôn làm hết sức mình. Tại đây cũng phải cạnh tranh dữ lắm. Hiện tại ở Siem Reap đã có tới 6000 hướng dẫn viên, trong số đó 800 người nói tiếng Trung Quốc đại lục", anh kể.

Từ cuối năm ngoái anh đã thấy khách du lịch thưa dần, giờ thì bằng không. Siem Reap lặng như tờ. Hai cô con gái anh đang học đại học và anh phải chu cấp tài chính cho cả hai. Giờ anh không biết mình phải làm gì. Ở nhà anh trồng xoài và nuôi gà. Những việc này chỉ đem lại cho anh thu nhập chỉ từ 2 - 3 USD mỗi ngày.

"Đây là một thảm hoạ. Không có du khách, không có thu nhập", anh Sokhom Somrith thở dài.

Du lịch Đông Nam Á hậu Covid-19: Boracay như bãi tha ma, hướng dẫn viên du lịch đi nuôi gà - Ảnh 5.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại