Dự báo sốc: Mỹ "bỏ của chạy lấy người" ở Trung Đông?

DK |

Hãng phân tích Stratfor rất uy tín đã đưa ra một số dự đoán gây sốc về các chính sách xoay trục quân sự của Mỹ và tác động của nó tới tình hình Trung Đông trong nửa cuối năm 2019.

Quá trình xoay trục phòng thủ của Hoa Kỳ

Trong năm 2018, Hoa Kỳ đã chuyển trọng tâm của các chính sách an ninh ra khỏi các nỗ lực chống khủng bố ở Trung Đông sang các mối đe dọa mới nổi lên, đặc biệt là từ Nga và Trung Quốc.

Thông báo gần đây nhất của Washington về việc sẽ rút quân khỏi Afghanistan và Syria phù hợp với các cân nhắc chiến lược nói trên. Truyền thông Hoa Kỳ đã sốc khi gần như không tiên liệu được các ý định rút quân của Lầu Năm Góc theo yêu cầu của Tổng thống Trump bởi nó được ví như hành động "bỏ của chạy lấy người".

Dự báo sốc: Mỹ bỏ của chạy lấy người ở Trung Đông? - Ảnh 1.

Đồng thời với cáo buộc Nga đang vi phạm INF, Lầu Năm Góc tuyên bố sẽ nghiên cứu hai loại tên lửa tầm trung mới để đối ứng với việc INF sụp đổ

Mặc dù Hoa Kỳ vẫn cam kết duy trì sự hiện diện hạn chế ở cả hai quốc gia nói trên, Trump vẫn bảo lưu tuyên bố rằng ông sẽ thực hiện các lời hứa rút quân khỏi Afghanistan và Syria trong chiến dịch tranh cử của mình bằng cách này hay cách khác.

Chỉ có một điểm mà Truyền thông Hoa Kỳ đã đúng, đó là ảnh hưởng của việc các quốc gia "không thân thiện" tăng cường ảnh hưởng bằng cách đẩy mạnh phát triển trong công nghiệp quân sự đã đẩy nhanh tiến trình sụp đổ của các hiệp ước kiểm soát vũ khí lỗi thời.

Bằng chứng quan trọng nhất là việc Hoa Kỳ đơn phương rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Dự báo sốc: Mỹ bỏ của chạy lấy người ở Trung Đông? - Ảnh 2.

Tầm bắn của các loại tên lửa tầm trung hiện đại do Nga và Mỹ phát triển sau sự sụp đổ của Hiệp ước INF

Bảng đánh giá hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ mới nhất đã hướng các nỗ lực của Lầu Năm Góc tới việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa đủ để chống lại kho vũ khí tấn công của Trung Quốc và Nga.

Cuộc chạy đua vũ trang mới giữa ba cường quốc sẽ không chỉ tập trung vào các loại vũ khí có tính chất chiến lược (Ví dụ: Tên lửa đạn đạo siêu âm) mà bao gồm cả trí tuệ nhân tạo, công nghệ tự động hóa và chiến tranh trên không gian mạng.

Dự báo sốc: Mỹ bỏ của chạy lấy người ở Trung Đông? - Ảnh 3.

Cùng với việc Hiệp ước INF được ký năm 1987, hàng loạt tên lửa tầm trung đã bị Liên Xô và Mỹ phá hủy trong thập niên 80

Đây đều là những vấn đề có tính chất dài hạn, nhưng các quốc gia còn lại trên thế giới sẽ tiếp tục yêu cầu Mỹ, Nga và Trung Quốc thiết lập các bộ tiêu chuẩn đảm bảo an ninh mạng toàn cầu trong thời gian sắp tới.

Tuy nhiên, cả ba cường quốc nói trên không có đủ kiên nhẫn để thực hiện các cuộc đàm phán, thay vào đó họ chọn tiếp tục chạy đua vũ trang trên không gian mạng bằng các công cụ dùng cho mục đích tấn công.

Cơ hội dành cho Iran

Một ưu tiên lớn khác của Hoa Kỳ những năm gần đây là một kế hoạch bao vây kinh tế và quân sự diễn ra trên toàn cầu trong khu vực Trung Đông nhằm chống lại Iran.

Mặc dù các cường quốc ở Lục địa già (EU) không ủng hộ một cuộc chiến tranh xâm lược của Nhà Trắng vào Iran. Nhưng họ cũng đã có một đường lối ngoại giao cứng rắn hơn đối với Iran.

Xu hướng đó sẽ tiếp tục trong năm 2019 khi Hoa Kỳ giúp giải quyết các vấn đề kinh tế của Iran bằng cách cấp cho các khách hàng dầu mỏ của nước Cộng hòa Hồi giáo này một số nới lỏng và miễn trừ đối với lệnh trừng phạt của Mỹ vào tháng 5/2018.

Tuy nhiên, trong thời gian gần Iran khó có thể trở nên cứng rắn hơn trong chương trình hạt nhân của họ nếu không muốn một kịch bản bị bao vây như Iran.

Pháp sẽ trở thành lãnh đạo mới cho cuộc chiến chống khủng bố

Nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria hiện tại chỉ còn hoạt động như một băng nhóm vũ trang địa phương và bị bao vây và trên bờ vực sụp đổ đã khiến các nỗ lực tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố hướng về châu Phi.

Các cuộc truy quét trong khu vực Tây Phi chống lại Al-Shabaab, chi nhánh của Nhà nước Hồi giáo (ISWAP), hay Jamaat Nusrat al-Islam wal-Muslimin (JNIM) và các nhóm khủng bố khác ở Châu Phi sẽ là trọng tâm chính của các hoạt động chống khủng bố toàn cầu trong năm nay.

Dự báo sốc: Mỹ bỏ của chạy lấy người ở Trung Đông? - Ảnh 5.

Các trung tâm hoạt động của al-Qaeda và IS tại Trung Đông, Bắc Phi và Đông nam Á

Mặc dù Hoa Kỳ vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các hoạt động chống khủng bố ở những nơi như Somalia, nhưng việc xung đột dần rời ra khỏi khu vực Trung Đông đồng nghĩa với việc các quốc gia khác, cụ thể là Pháp, sẽ đứng đầu liên minh chống khủng bố và là quốc gia lãnh đạo trong cuộc chiến chống khủng bố tại châu Phi.

Paris vẫn đã và sẽ có các nỗ lực quân sự bằng cách đưa quân và liên tục tổ chức các chiến dịch quan sự để tiếp tục hoạt động truy quét khủng bố tại Mali, Chad và Nigeria.

Khoảng trống do Hoa Kỳ để lại ở Syria

Hoa Kỳ đang đàm phán và sẽ rút dần lực lượng Hoa Kỳ khỏi Syria. Khoảng trống quyền lực sẽ đem lại kết quả làm trầm trọng thêm sự cạnh tranh ảnh hưởng hiện tại giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Nga, Iran và Israel.

Việc này sẽ làm tăng nguy cơ của một cuộc xung đột giữa các quốc gia. Thổ Nhĩ Kỳ là bên được hưởng lợi nhất từ sự rút quân của Mỹ. Họ sẽ mở rộng vùng kiểm soát bằng quân sự nhằm hạn chế sự phát triển của một khu vực tập trung đông đảo người Kurd ở đông bắc Syria.

Tuy vậy, Ankara vẫn sẽ gặp phải sự phản đối đáng kể từ các cường quốc khác có quyền lợi ở Syria nhằm tìm cách ngăn chặn các chiến dịch quân sự, xâm lươc của họ vào lãnh thổ Syria.


Dự báo sốc: Mỹ bỏ của chạy lấy người ở Trung Đông? - Ảnh 6.

Bản đồ toàn cảnh khu vực Syria và Iraq hiện tại

Israel lúc này sẽ trở nên quyết đoán hơn trong chiến lược liên tục tấn công phủ đầu các mục tiêu quân sự của Iran ở Syria mà họ nghĩ rằng có thể gây ra mối đe dọa cho Israel.

Tuy nhiên, tình trạng bị bao vây cô lập của của Syria trong thế giới Ả Rập Trung Đông sẽ bắt đầu giảm dần, khi các nước trong khu vực nối lại quan hệ thương mại.

Đã có những dấu hiệu cho thấy các quốc gia vùng Vịnh sẽ sớm làm tan băng mối quan hệ với chính phủ mà họ phản đối suốt cuộc xung đột Syria.

Iraq bị chia rẽ vì Hiệp ước an ninh với Hoa Kỳ

Hiệp ước an ninh Hoa Kỳ-Iraq vẫn sẽ tồn tại trong khi áp lực gia tăng khiến Chính phủ Iraq phải yêu cầu các lực lượng quân sự nước ngoài rút quân.

Áp lực này sẽ chủ yếu bắt nguồn từ Quốc hội ngày càng ngả theo chủ nghĩa dân tộc của Baghdad và các sự kiện rút quân của Mỹ ở Syria và Afghanistan.

Tuy nhiên, việc mối lo ngại của Iraq về sự hồi sinh của Nhà nước Hồi giáo (IS) vẫn tiếp diễn sẽ giúp duy trì mối quan hệ (và cả sự hiện diện hạn chế về quân sự) với Hoa Kỳ với tư cách là đối tác ủng hộ các biện pháp an ninh của Baghdad.

Ngược lại, Washington vẫn sẽ tiếp tục coi sự hiện diện của họ ở Iraq là quan trọng đối với khả năng có thể mở ra một chiến trường một cách nhanh chóng chống lại Iran và đảm bảo sự ổn định trong khu vực ngay cả sau khi họ đã rút khỏi Syria.


Bất ổn liên tục ở Iraq cũng tạo cơ hội cho Chính phủ tự trị của người Kurd ở Iraq (KRG) hợp tác hiệu quả với các nỗ lực chống khủng bố của Chính phủ liên bang ở Baghdad, từ đó đặt nền tảng cho sự hợp tác về các vấn đề kinh tế hiện vẫn đang trì trệ giữa hai chính phủ, như xuất khẩu dầu mỏ và chia sẻ lợi nhuận.


Năm 1996, một nhóm các nhà phân tích chính trị và doanh nhân Hoa Kỳ quyết định chuyển dự án của họ, Trung tâm nghiên cứu địa chính trị của Đại học bang Louisiana trở thành một dư án độc lập.

Họ đã thành lập Stratfor tại Austin, Texas để trở thành một trung tâm phân tích địa chính trị và dự báo chính xác về xu hướng toàn cầu nhằm giúp các cá nhân và tổ chức tìm kiếm sự minh bạch, tầm nhìn và hiểu biết sâu sắc về môi trường quốc tế ngày càng trở nên phức tạp hiện nay.

Sau 23 năm hoạt động, Stratfor đã trở thành một đơn vị phân tích có uy tín lớn với các bài phân tích và dự đoán chính xác về các xu hướng chính trị và quân sự trên phạm vi toàn cầu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại