Dòng sông "dị thường", bỗng nhiên cạn trơ đáy: Khoa học giải mã thành công

Trang Ly |

Thay vì mất hàng nghìn năm dòng sông này mới có thể cạn nước, thì nó đã biến mất hoàn toàn sau vài ngày ngắn ngủi. Nguyên nhân khiến giới khoa học hết sức lo lắng.

Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, giới khoa học chứng kiến cảnh tượng một dòng sông lớn biến mất hoàn toàn chỉ trong... 96 giờ đồng hồ! Đó là dòng sông Slims được nước băng tan từ dòng sông băng Kaskawulsh lớn nhất của Canada đổ về.

Giới khoa học gọi hiện tượng bất thường này với thuật ngữ là "River piracy" (Dòng sông biến mất) để chỉ những dòng sông đột ngột bị "rút cạn nước".

Trong lịch sử, những dòng sông bị "river piracy" thường xảy ra trong một quá trình dài hàng nghìn năm thậm chí hàng triệu năm, nhưng với con sông Slims, mọi chuyện chỉ diễn ra như trong tích tắc!

Dòng sông dị thường, bỗng nhiên cạn trơ đáy: Khoa học giải mã thành công - Ảnh 1.

Sông Slims cạn trơ đáy sau 4 ngày. Ảnh: Đại học Washington Tacoma (Mỹ).

"Trong những năm nghiên cứu của giới địa chất học hiện đại, chưa một ai từng chứng kiến sự việc khó tin như vậy trong đời. Người ta thấy "river piracy trong các tài liệu ghi chép từ hàng nghìn năm, thậm chí là hàng triệu năm. Ở thế kỷ 21 này, chuyện này quá đỗi kinh ngạc..", nhà địa chất học Dan Shugar từ trường Đại học Washington Tacoma (Mỹ) cho biết.

Toàn bộ nước của dòng sông rộng trung bình 480 mét đã biến mất hoàn toàn. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã nhận thấy mực nước sông giảm đáng kể từ tháng 5 năm 2016, song, các nhà khoa học "chưa chuẩn bị tâm lý" cho việc, một dòng sông chuyển nước từ sông băng Kaskawulsh lớn nhất của Canada ra biển Bering qua hàng nghìn năm lại biến mất nhanh đến thế.

Từ việc ngạc nhiên, giới khoa học bắt tay vào giải mã nguyên nhân khiến con sông này "tan biến" chóng vánh đến vậy.

Và, nguyên nhân thực sự khiến giới khoa học lo lắng

Hiện tượng dòng sông bị biến mất của Slims River đến từ một nguyên nhân mang tính "thời đại", mang tên: Nóng lên toàn cầu.

Chính nóng lên toàn cầu đang khiến băng tại sông băng Kaskawulsh tan chảy một cách ồ ạt. Khi lượng băng sụt giảm và bốc hơi dần vì nhiệt độ toàn cầu nóng lên, lượng nước của dòng sông này sụt giảm.

Theo nghiên cứu của Đại học Ohio (Mỹ), từ năm 1956 đến năm 2007, lượng băng tại Kaskawulsh bị sụt giảm từ 600m đến 700m. Điều này (mặc dù hiếm) đã tác động trực tiếp đến dòng sông Slims (chuyển chở nước băng tan ra biển) bị rút lại, đổi hướng.

Dòng sông dị thường, bỗng nhiên cạn trơ đáy: Khoa học giải mã thành công - Ảnh 2.

Nóng lên toàn cầu khiến băng tan ồ ạt. Ảnh minh họa.

Nói cách khác, chính những hoạt động của con người từ hoạt động công nghiệp, sản xuất, giao thông và sinh hoạt hàng ngày đã khiến Trái Đất của chúng ta ngày càng nóng lên.

Khi Trái Đất nóng lên, hệ lụy trực tiếp của nó là khiến băng tan nhiều hơn làm cho mực nước biển tăng cao; ngoài ra, nhiệt độ toàn cầu tăng còn khiến các cơn bão hoạt động mạnh mẽ hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người.

Ngoài ra, hàng loạt các hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt gây chết người, lũ lụt hoặc hạn hán, xâm nhập mặn với cường độ mạnh... cũng khiến con người lao đao.

Không ở đâu xa xôi, theo giới chuyên gia, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu nặng nề nhất thế giới. Và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là nơi bị ảnh hưởng nặng nề.

Việc nước biển dâng cao đang ngày càng xâm lấn vào đất liền, gây nên những đợt hạn mặn làm thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng, cuộc sống của hơn 18 triệu dân nơi này bị tác động rất lớn.

Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2017, hạn mặn gây thiệt hại cho vùng ĐBSCL gần 8.000 tỷ đồng! (đọc bài chi tiết tại đây).

Dự báo, trong nhiều năm tới, "vựa lúa" lớn nhất nước ta sẽ gặp phải những "kịch bản" đáng lo ngại: Đến năm 2100, nhiệt độ của Việt Nam sẽ tăng 3 độ C khiến mực nước biển của vùng ĐBSCL có thể tăng thêm 300cm.

Việc nước biển dâng, xâm mặn sẽ khiến cho 45% diện tích vùng ĐBSCL bị nhiễm mặn vào năm 2030, ước tính gây thiệt hại đến 17 tỷ USD.

Dòng sông dị thường, bỗng nhiên cạn trơ đáy: Khoa học giải mã thành công - Ảnh 3.

Theo dự báo, đầu thế kỷ 22, 40% diện tích ĐB SCL có nguy cơ bị nước biển "nuốt gọn". Ảnh minh họa.

Đi kèm với những tác động to lớn về của cải và năng suất sản xuất của người dân trong vùng, những hệ lụy đáng sợ từ nóng lên toàn cầu đã đang và sẽ khiến chính con người chúng ta phải gánh chịu.

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng với ĐBSCL, các đồng bằng sông Nile (Ai Cập) và đồng bằng sông Ganges (Bangladesh) là 3 đồng bằng bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ biến đổi khí hậu, đặc biệt là đại nạn nước biển dâng ngay trong hiện tại và tương lai.

Bài viết sử dụng nguồn: Time.com, Sciencealert, Theguardian

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại