Không chỉ xuất hiện trên phim mà ngay ở ngoài đời thực, hầu hết các trường trung học ở Nhật Bản đều quy định học sinh nữ phải mặc váy ngắn để đến trường.
Trang phục này đã trở thành nét văn hóa và biểu tượng của xứ sở mặt trời mọc. Vậy đâu là xuất xứ và ý nghĩa của loại váy này?
Nguyên nhân sâu xa của những hình ảnh này xuất phát từ tình trạng nghèo tài nguyên công với sự khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản vào thời xa xưa, khi mà vải sợi là một thứ nguyên liệu vô cùng xa xỉ.
Tương truyền, đến các binh lính ở thời kỳ Edo cũng phải mặc áo giáp với chiếc quần ngắn trên gối.
Được biết, các thiết kế váy ngắn cho nữ sinh trung học ra đời vào khoảng những năm 1921 nhờ mẫu sao chép từ đồng phục của nước Anh. Tuy nhiên, độ dài của váy đã được thay đổi để phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước.
Về sau này, người ta đã ưu ái đặt cho kiểu trang phục này là đồng phục thủy thủ đồng thời yêu cầu các em học sinh phải mặc nó trong cả mùa hè và mùa đông.
Dù là mùa hè hay mùa đông thì các nữ sinh vẫn phải diện trang phục ngắn như một đặc điểm nhận diện và nét đẹp văn hóa ở Nhật Bản.
Bên cạnh yếu tố lịch sử nói trên thì rất nhiều người còn nói về một cội nguồn khác của kiểu đồng phục ngắn này, đó là sự ảnh hưởng mạnh mẽ của truyện tranh (manga).
Giả thuyết này giải thích rằng vốn dĩ váy của các nữ sinh cũng không đến nỗi quá ngắn nhưng vì những tác động của hình ảnh các thiếu nữ trong truyện tranh nên đã trở nên “kiệm vải hơn”.
Thậm chí để đạt được độ ngắn đến đùi, nhiều em học sinh còn xắn gấu váy lên khi đến lớp và tháo nó ra khi rời khỏi trường.
Sự ảnh hưởng của trào lưu truyện tranh từng được cho là nguyên nhân dẫn tới quy định đồng phục ở đất nước này.