Đại thảm án chống “tham nhũng” chấn động lịch sử Trung Quốc

Nguyễn Nhung |

Vào thời kỳ đầu của nhà Minh, đã có đến 45.000 người, bao gồm các công thần, quan lại lớn nhỏ... chết dưới tay Chu Nguyên Chương trong đại thảm án xóa sổ “nạn tham nhũng”.

Thời kỳ đầu dưới triều đại nhà Minh là quãng thời gian hoạt động chống tham nhũng diễn ra tương đối hiệu quả nhưng song song với đó cũng là những cuộc thanh trừng gây rúng động lịch sử Trung Hoa.

Cho đến ngày nay, vì việc này mà Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương còn lưu danh thiên hạ là một người tàn bạo khét tiếng.

Theo nhà nghiên cứu sử học nổi tiếng của Trung Quốc Kỳ Liên Hải, Minh triều là một vương triều khá đặc thù. Vì Chu Nguyên Chương không biết chữ nên để có được thiên hạ trong tay, ông ta cần phải dựa vào hai nhóm đối tượng, đó là văn thần và võ tướng.

Văn thần là những người sau này mới được Minh Thái Tổ vời đến còn các võ tướng hầu hết đều là bạn đồng niên, đồng hương, lớn lên cùng Chu Nguyên Chương từ nhỏ và đều là người An Huy.

Khi dấy binh thu phục thiên hạ, những người này cùng chung lòng hợp sức, phối hợp rất ăn ý. Tuy nhiên, khi đã trị vì thiên hạ, văn thần, võ tướng đều bị “bạn hiền” họ Chu giết hại không nương tay.


Trong 14 năm, Chu Nguyên Chương đã hạ lệnh giết hại hơn 45.000 người dưới danh nghĩa diệt trừ quan tham và những người có âm mưu tạo phản. Nhưng thực chất, đây là một cuộc thanh trừng đẫm máu.

Trong 14 năm, Chu Nguyên Chương đã hạ lệnh giết hại hơn 45.000 người dưới danh nghĩa diệt trừ quan tham và những người có âm mưu tạo phản. Nhưng thực chất, đây là một cuộc thanh trừng đẫm máu.

Trong vụ việc này, không thể không nhắc lại câu chuyện của Lưu Bá Ôn.

Khi thành Bắc Kinh được xây dựng, vào một ngày năm 1375, Bá Ôn bị cảm nhẹ. Trong ngày hôm đó, ông đã cùng Tể tướng khi đó là Hồ Duy Dung đi thăm thành. Ngay ngày hôm sau, Lưu Bá Ôn qua đời.

Trên thực tế, Chu Nguyên Chương đã rất nghi ngờ cái chết đột ngột của Lưu Bá Ôn nhưng không xử lý. Sau đó, vị Hoàng đế này nghĩ rằng, nếu sau này sự việc tương tự tiếp diễn, triều đình sẽ ra sao?

Đây chính là nguồn cơn sâu xa dẫn đến sự xuất hiện của Hồ Lam chi ngục (hai vụ án chính trị kinh thiên động địa dưới triều đại nhà Minh có liên quan đến hai công thần là Hồ Duy Dung và Lam Ngọc).

Trong vụ đại thảm án này, đã có tất cả 45.000 người, hầu hết đều là công thần, thấp nhất cũng là quan thất phẩm bị giết hại.

Trong lịch sử Trung Quốc kéo dài hàng ngàn năm, đây được đánh giá là vụ án tham những nhưng cũng là cuộc thanh trừng tàn khốc nhất với số người bị giết nhiều nhất.

Tình tiết hai vụ án Hồ, Lam

Theo sử sách Trung Quốc, Minh Thái Tổ là một người hà khắc, bội bạc và đa nghi. Cùng với sự củng cố quyền lực ngày càng vững chắc, sự nghi ngờ của ông đối với các công thần ngày càng lớn.

Nguyên nhân là bởi trên thực tế, đã có công thần cậy công ngang ngược bất chấp luật pháp, thậm trí còn kéo bè kéo phái, uy hiếp đến quyền lợi của vua và triều đình.

Một phần nguyên nhân khác, là vì Chu Nguyên Chương muốn dọn đường cho con cháu nối ngôi được dễ dàng. Điều này được chính Chu Nguyên Chương nói ra và còn được ghi lại trong cuốn "16 hoàng đế nhà Minh".

“Đại nhân vật” nằm trong danh sách những người bị “khử” đầu tiên là Tể tướng Hồ Duy Dung.

Năm Hồng Vũ thứ 13 (1380), sau khi có người mật báo Hồ Duy Dung mưu phản, Minh Thái Tổ liền lập tức lấy cớ này, ra lệnh hạ sát Tể tướng cùng họ tộc và các thuộc hạ, số người chết lên đến hàng chục nghìn người.

Sau vụ việc này, "Hồ đảng" trở thành một thứ công cụ để chu diệt các công thần. Cách vài năm, triều đình lại lôi ra một nhóm "Hồ đảng" để xử trảm.


Chu Nguyên Chương sát hại công thần vì hai lý do: thứ nhất là vì một bộ phần đại thần không cam tâm với chức tước được phong; thứ hai là vì Minh Thái Tổ muốn dọn đường cho con mình kế nghiệp.

Chu Nguyên Chương sát hại công thần vì hai lý do: thứ nhất là vì một bộ phần đại thần không cam tâm với chức tước được phong; thứ hai là vì Minh Thái Tổ muốn dọn đường cho con mình kế nghiệp.

Đến năm 1393, Lương quốc công Lam Ngọc cũng bị tố cáo mưu làm phản. Cả gia tộc 3 đời nhà họ Lam cùng các tùy tùng, thuộc cấp lên đến 15 nghìn người đều bị giết, vụ này được gọi là "Lam ngục".

Theo thống kê, trong vòng 14 năm, số người chết dưới tay Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương lên đến 45.000 người, chủ yếu là các công thần, lão tướng và họ hàng thân tộc của họ.

Đại thảm án này được người đời sau gọi là "Hồ Lam chi ngục". Trải qua hai lần thanh trừng lớn này, khai quốc công thần của Minh triều chẳng còn lại mấy người.

Dân tố cáo, áp giải quan lại

Dân tố cáo quan là hiện tượng từng tồn tại trong lịch sử Trung Quốc. Một ví dụ cực đoan phải kể đến, đó là thời kỳ Chu Nguyên Chương trị vì thiên hạ.

Ông ra quy định, bất cứ người dân nào, chỉ cần cảm thấy quan lại có hành vi tham ô, dù không có chứng cứ cụ thể, cũng có thể tập trung một nhóm người, áp giải viên quan nọ lên kinh thành xử lý.

Và trên thực tế, đã có quan lại từng bị dân áp tải vào kinh thành luận tội.

Quan lại Minh triều là những người nghèo nhất trong lịch sử thế giới?

Theo nhà nghiên cứu lịch sử Kỷ Liên Hải, quan viên Minh triều có lẽ là những người nghèo nhất trong lịch sử thế giới từ trước đến nay, với đồng lương vô cùng ít ỏi.

Dưới triều Minh, làm quan thực sự là một dạng tín ngưỡng, nếu không phải vì điều đó, hẳn sẽ không có người làm quan để rồi bất cứ lúc nào cũng bị áp giải vào cung đình.


Hành động tàn bạo của Chu Nguyên Chương, sử sách Trung Quốc đến nay vẫn còn ghi.

Hành động tàn bạo của Chu Nguyên Chương, sử sách Trung Quốc đến nay vẫn còn ghi.

Dưới thời Chu Nguyên Chương nắm quyền điều hành thiên hạ, ông đã đưa ra một loạt khẩu hiệu trong đó có: “diệt trừ những kẻ ‘ngoại đạo’ (người Mông Cổ, người Mãn Thanh) khôi phục Trung Hoa”.

Vì thế, sau khi giải quyết mâu thuẫn dân tộc, vị Hoàng đế đầu tiên của Minh triều mới đưa ra nhiều chính sách, biện pháp đến vậy và trên thực tế, những giải pháp này đã thu về thành quả nhất định.

Những người tự xưng là người Hán khi đó cũng như có lý do để tự hào, phấn khởi và việc làm quan giúp cho họ trở thành người đức cao vọng trọng hơn.

Nếu không vì lý do này, tìm được người làm quan dưới thời kỳ đầu Minh triều khai quốc, e là việc không đơn giản.

Tuy nhiên, những vấn đề cực đoan ngày càng nảy sinh nhiều, đẩy cái gọi là tín ngưỡng ban đầu vào quá khứ. Những người làm quan, vì lợi ích của mình mà không ngần ngại hãm hại người khác.

Điển hình nhất là vào những năm cuối của Minh triều, đã xảy ra cuộc tranh giành quyền lợi giữa “ngũ đảng” trong triều đình.

Mỗi đảng đều muốn bảo vệ lợi ích của tiêng mình, nên sau vô số lần phân tách, hổ hợp, đã hình thành nên 2 đảng phái lớn là Yêm đảng và Đông Lâm đảng.

Vì quyền lợi sát sườn, Đông Lâm đảng không cho Hoàng đế thu thuế của các doanh nghiệp công thương. Mọi sưu cao thuế nặng từ đó dồn lên đầu người nông dân.

Chính vì lẽ đó mà các sử gia nhận định, sự diệt vong của Minh triều, chính là do những phần tử trí thức. Nếu không, triều đại này có thể sẽ tồn tại được lâu hơn nữa chứ không dễ dàng để đất nước rơi vào tay Lý Tự Thành.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại