Độc lạ thứ mọc ở độ cao hơn 2.000 m, thế giới chưa ai trồng được, người giàu ở Việt Nam đua nhau săn lùng

Minh Hằng |

Việt Nam sở hữu thứ vô cùng quý hiếm vì cả thế giới chưa ai trồng được và nó có giá thành lên tới 30 triệu đồng/kg.

Thứ quý hiếm này chính là nấm matsutake (hay còn gọi nấm tùng nhung, tên khoa học là Tricholoma matsutake). Đây là loại nấm thường được tìm thấy ở những nơi quanh năm có mây mù, tuyết, độ ẩm cao, cách mặt nước biển từ khoảng 2.500 m.

Ngoài Việt Nam, nấm tùng nhung còn mọc tự nhiên tại Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Bhutan... Trên thực tế, nấm tùng nhung sinh trưởng ở môi trường tự nhiên và có lớp vỏ ngoài mềm mịn.

Tại những quốc gia có nấm tùng nhung mọc tự nhiên, chúng được xem là loại nấm quý hiếm dùng để làm quà biếu tặng, đặc biệt là trong mùa vu lan báo hiếu. Ở Việt Nam, có thời điểm, giá bán của nấm tùng nhung tươi dao động từ 18 – 20 triệu đồng/kg. Nấm tùng nhung khô được bán với giá 30 triệu đồng/kg. Thậm chí, một kg nấm tùng nhung là hàng nhập từ Nhật Bản về còn có giá 40 triệu đồng. Đây quả thực là loại nấm đắt đỏ mà không phải ai cũng có điều kiện để mua.

Độc lạ Việt Nam thứ mọc ở độ cao hơn 2.000 m, thế giới chưa ai trồng được, nhà giàu đua nhau săn lùng - Ảnh 1.

Nấm tùng nhung là loại nấm quý hiếm và có giá thành đắt đỏ. Ảnh: Britannica

Vì sao nấm tùng nhung lại đắt đỏ?

Nấm tùng nhung được coi là "vua của các loại nấm". Loại nấm này có vẻ ngoài giống hình cái ô, màu sắc tươi ngon với màu nâu chủ đạo và thân cây có màu trắng.

Theo các chuyên gia, loại nấm này đặc biệt ở chỗ chỉ mọc tại rừng thông đỏ, trên rễ của những cây thông lớn chứ không mọc tràn lan. Điều đó khiến nó lại càng trở nên quý hiếm hơn cả. Hơn nữa, do có màu nâu đất, nấm tùng nhung ẩn mình dưới các lớp lá thông đã rụng. Điều này khiến việc phát hiện loại nấm này lại càng khó hơn. Người hái nấm phải đào sâu lớp đất và lá thông rụng thì mới tìm thấy loại nấm quý này.

Độc lạ Việt Nam thứ mọc ở độ cao hơn 2.000 m, thế giới chưa ai trồng được, nhà giàu đua nhau săn lùng - Ảnh 2.

Vì chưa trồng được nhân tạo nên nấm tùng nhung có giá rất cao. Ảnh: Kyodo News

Ngoài ra, nấm tùng nhung chỉ mọc vào đúng tháng 8 hằng năm. Hết tháng 8, nấm tùng nhung không mọc lên nữa. Thậm chí, người ta còn cho rằng, khi đã hái nấm lên, tại chỗ đó sẽ không bao giờ mọc cây nấm thứ hai. Do đó, người đi hái nấm phải đi thu hái vào đúng thời điểm này và phải quan sát kỹ để không bỏ lỡ nấm tùng nhung.

Theo các chuyên gia, sở dĩ nấm tùng nhung có giá đắt đỏ vì loại nấm này hiếm và vẫn chưa thể trồng công nghiệp hay nhân tạo. Con người hiện nay chỉ có thể thu hái nấm tùng nhung trong môi trường tự nhiên chứ chưa thể tạo ra chúng.

Mặt khác, do không bảo quản được lâu nên nếu muốn thưởng thức loại nấm này, người ăn cần phải đặt trước hoặc phải chờ đến đúng mùa thu hoạch. Các hộ kinh doanh trên thế giới đôi khi còn phải tham gia đấu thầu và khoanh vùng để thu hái loại nấm quý hiếm này.

Độc lạ Việt Nam thứ mọc ở độ cao hơn 2.000 m, thế giới chưa ai trồng được, nhà giàu đua nhau săn lùng - Ảnh 3.

Nấm tùng nhung không chỉ được dùng để chế biến các món ăn mà còn có công dụng hỗ trợ điều trị một số căn bệnh. Ảnh: Shutterstock

Nấm tùng nhung rất thơm ngon và có mùi vị đặc trưng, thịt dày, ăn giòn và ngọt thanh. Thông thường, trước khi nấu, đầu bếp sẽ nhẹ nhàng lau sạch nấm bằng khăn ẩm, cắt phần gốc bẩn và sau đó tiến hành rửa nấm thật nhanh. Nguyên nhân là nếu để nấm tùng nhung ngâm nước quá lâu, nấm sẽ bị mất mùi thơm và mất nước. Theo chia sẻ của những người chuyên hái nấm, nấm tùng nhung hảo hạng nhất là loại có chiều dài dưới 8 cm. Đặc biệt, khi cắt, loại nấm này có màu trắng muốt, sờ khô và không ướt.

Các chuyên gia đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng của nấm tùng nhung. Loại nấm này không chỉ là nguồn nguyên liệu cho các món ăn bổ dưỡng mà còn có chứa chất giúp tái tạo tế bào, tăng tuổi thọ. Nấm tùng nhung còn được coi là phương thuốc quý dùng trong đông y. Các chất trong nấm có khả năng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số căn bệnh. Do đó, nhiều người giàu sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua loại nấm quý hiếm này về dùng.

Bài viết tham khảo nguồn: Sciencedirect, Researchgate

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại