Điều ít ngờ làm pháo đài "bất khả xâm phạm” Nga bị “thổi bay” ở Syria

Vũ Thu Hương |

T-90A của Nga được cho là từng bị khủng bố hạ gục ở Syria. Và nhược điểm lớn ở vũ khí này nằm ở việc thiếu Hệ thống Bảo vệ Chủ động tiêu diệt mạnh.

Tính năng hiệu quả đáng kể nhất của T-90 là khả năng điều khiển hỏa lực và quang học vượt trội so với các xe tăng trước đó của Nga. Ảnh minh họa

Tính năng hiệu quả đáng kể nhất của T-90 là khả năng điều khiển hỏa lực và quang học vượt trội so với các xe tăng trước đó của Nga. Ảnh minh họa

Các cuộc xung đột đang hoành hành khắp Trung Đông ngày nay dẫn tới hậu họa kinh hoàng cho con người. Một trong những tác động khác của chúng là làm giảm uy tín của các loại xe tăng chiến đấu chủ lực của phương Tây vốn bị lầm tưởng là vũ khí bất khả xâm phạm khi hoạt động về đêm.

Xe tăng M1 Abrams của Iraq không những không ngăn cản được việc chiếm Mosul vào năm 2014 mà còn bị bắt giữ và quay lại hại chủ nhân. Tại Yemen, nhiều chiếc M1 của Saudi Arabia đã bị phiến quân Houthi hạ gục.

Thổ Nhĩ Kỳ, nước đã mất một số xe tăng M60 Patton và nâng cấp xe tăng M60T Sabra cho các chiến binh người Kurd và IS cuối cùng cũng buộc phải triển khai các xe tăng Leopard 2A4 đáng sợ do Đức chế tạo. IS đã tiêu diệt tám đến mười chiếc chỉ trong vài ngày.

Mặc dù những chiếc xe tăng này có thể được hưởng lợi từ quá trình nâng cấp khả năng phòng thủ trong một số trường hợp nhưng thực tế cho thấy khả năng “bất khả chiến bại” của xe là điều hoang đường.

Xét cho cùng, ngay cả những xe tăng chiến đấu chủ lực được bọc thép dày nhất cũng khó được bảo vệ khỏi các đòn tấn công bên hông, phía sau và những phiến quân có kinh nghiệm chiến đấu đã học được cách phục kích xe tăng chiến đấu chủ lực, đặc biệt là khả năng sử dụng tên lửa chống tăng từ xa.

Không ngoại lệ, xe tăng T-90A của Nga cũng rơi vào tình trạng tương tự. T-90 được hình thành vào những năm 1990 là sự kết hợp hiện đại của chiếc T-72 và T-80. Vẫn sở hữu dáng thấp và kíp lái 3 người, T-90A nặng 50 tấn, nhẹ hơn đáng kể so với M1A2 và Leopard 2 70 tấn.

Khi Moscow can thiệp vào cuộc nội chiến Syria vào năm 2015 theo lời mời giúp đỡ của Tổng thống Assad, Moscow cũng đã chuyển giao khoảng 30 chiếc T-90A cho Quân đội Ả Rập Syria cùng với T-62M và T-72.

Quân đội Syria toàn quyền sử dụng lực lượng bọc thép này. Những chiếc T-90 được giao cho Sư đoàn thiết giáp số 4, Lữ đoàn Diều hâu sa mạc và Lực lượng Hổ Syria thực hiện các hoạt động tấn công.

Vào tháng 2/2016, phiến quân Syria đã quay một đoạn video ghi lại cảnh tên lửa TOW lao về phía một chiếc xe tăng T-90 ở đông bắc Aleppo. Trong đoạn video trên, có vẻ như tên lửa đã bắn trúng vào tháp pháo xe tăng. Loại T-90A được trang bị Shtora – một loại thiết bị được thiết kế để chặn loại tên lửa dẫn đường như TOW.

Tuy nhiên, hệ thống này của xe tăng trong đoạn video đã không ngăn được tên lửa hoặc không được kích hoạt.

Phiến quân HTS từng bắt được hai chiếc T-90 và sử dụng chúng để tấn công chính chủ nhân của xe một thời, trong khi một chiếc thứ ba bị IS chiếm đoạt vào tháng 11/2017.

Một đoạn video khác được ghi lại vào ngày 14 tháng 6 năm 2016 tại Aleppo cho thấy một chiếc T-90 rẽ ngoặt và chạy đua tìm chỗ ẩn nấp sau một tòa nhà khi nhận thấy tên lửa TOW đang lao tới. Tuy nhiên, T-90 bị trúng đạn ở bên sườn. Chiếc xe tăng nổ tung.

Một chiếc T-90A khác cũng bị trúng tên lửa Konkurs hoặc tên lửa AT-14 Kornet dẫn đường gần Khanassar, Syria, khiến xạ thủ bị thương. Phi hành đoàn cuối cùng phải bỏ chiếc xe đang cháy.

Việc đạn dược, vũ khí không được chứa ở một khoang riêng biệt từ lâu đã là một lỗ hổng trong các thiết kế xe tăng của Nga .

Hồi tháng 10 năm 2016, IS cũng bắt được một chiếc T-90A của Sư đoàn thiết giáp số 4 gần al-Mayadeen ở miền đông Syria khi xe một mình liều lĩnh lao vào một cơn bão cát. Sau đó, vào ngày 16 tháng 11 năm 2017, IS cũng đã phục kích một xe thiết giáp của Lực lượng Hổ Syria và khiến T-90A tan nát trên sa mạc.

Phi hành đoàn xe đã thiệt mạng. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông thân Syria khẳng định đây là chiếc T-90 bị IS bắt giữ trước đó và xe này không thể hoạt động. IS phá xe chỉ nhằm để làm ô danh vũ khí này mà thôi.

Tuy vậy, những trường hợp trên không có nghĩa hệ thống phòng thủ của T-90 không hiệu quả. Trong một sự cố đáng chú ý được ghi lại vào ngày 28/7/2016, một chiếc xe tăng T-90 bị trúng tên lửa TOW nhưng dường như không bị tổn hại gì.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia cũng nhận định rằng T-90 đã là vũ khí hoạt động “tương đối thành công”.

Tính năng hiệu quả đáng kể nhất của T-90 là khả năng điều khiển hỏa lực và quang học vượt trội so với các xe tăng trước đó của Nga.

Theo các chuyên gia, nhược điểm lớn ở T-90 (và hầu hết các xe tăng hiện đại khác) là hoàn toàn thiếu Hệ thống Bảo vệ Chủ động tiêu diệt mạnh với tầm bao quát lý tưởng là 360ºC.

Thật vậy, Nga được cho là đang có kế hoạch nâng cấp T-90A thành một biến thể T-90M với hệ thống bảo vệ chủ động tiêu diệt cứng mới với một khẩu pháo chính 2A82 mạnh hơn.

Những tổn thất ở Syria cho thấy bất kỳ xe tăng nào - dù là T-90, M-1 hay Leopard 2 - đều dễ bị tổn thương trên chiến trường khi các loại pháo tầm xa trở nên phổ biến. Các hệ thống bảo vệ chủ động và hệ thống cảnh báo tên lửa là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ cho xe.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại