Điều đáng sợ nhất đã xảy ra với cả phòng không Syria lẫn Israel: Hậu quả lớn

Bình Nguyên |

Trong phòng không, điều đáng sợ nhất là bị sót, lọt mục tiêu và thậm chí là hoang báo. Đáng tiếc là không chỉ có Syria mà cả Israel hùng mạnh cũng rơi vào tình huống trớ trêu này.

Phòng không kích hoạt nhầm... chuyện thường ngày ở huyện?

Chuyện thật khó tin nhưng trên thực tế nó đã xảy ra những 2 lần với phòng không Syria và ít nhất cũng là 2 lần với phòng không Israel ngay trong năm 2018 này.

Vụ hoang báo mới nhất vừa xảy ra sáng nay đối với phòng không Syria khi họ kích hoạt nhầm.

Ban đầu, các kênh truyền thông Nhà nước Syria như Al-Ikhbariya lẫn Thông tấn xã SANA đều đồng loạt đưa tin phòng không nước này đã đánh bại một cuộc tập kích đường không nhằm vào sân bay quốc tế Damascus.

Tuy nhiên, gần như ngay sau đó, họ đã xóa tin tức này và dẫn nguồn tin từ quân đội Syria khẳng định không hề có vụ tấn công nào hết và phòng không Syria dường như đã kích hoạt nhầm.

Đây đã là lần thứ 2 trong năm nay phòng không Syria bị "hớ" khi khai hỏa bắn vào những mục tiêu "ma" hoặc cuồng cuồng chuyển cấp báo động chiến đấu.

Lần trước, chỉ 3 ngày sau khi diễn ra đợt tập kích lớn bằng tên lửa của liên quân Mỹ-Pháp-Anh tấn công ồ ạt vào nhiều mục tiêu ở Syria dưới chiêu bài Damascus đã sử dụng vũ khí hóa học giết hại dân thường, vào ngày 17/04/2018, phòng không Syria đã lại khai hỏa cấp tập vào các mục tiêu không xác định.

Điều đáng sợ nhất đã xảy ra với cả phòng không Syria lẫn Israel: Hậu quả lớn - Ảnh 1.

Phòng không Syria khai hỏa đánh chặn tên lửa.

Vụ việc sau đó đã được làm sáng tỏ rằng phòng không Syria đã kích hoạt nhầm và bắn vào những mục tiêu "ma", không có thật khi cả Lầu Năm Góc lẫn Bộ Quốc phòng Anh đều cho biết họ không hề tiến hành bất cứ chiến dịch quân sự nào ở Syria trong đêm ngày thứ Hai.

Như vậy là Syria đã không những tiêu tốn hàng chục quả đạn tên lửa phòng không một cách vô ích mà còn chuốc lấy sự xấu hổ.

Còn đối với phòng không Israel, họ cũng đã rơi vào tình huống đáng xấu hổ không kém khi có tới 2 lần kích hoạt "mật mã đỏ" báo động phòng không do hoang báo.

Cụ thể là vào ngày 25/3, hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome ("Vòm Sắt") của Israel đã ồ ạt phóng lên một loạt tên lửa đánh chặn làm sáng rực bầu trời phía Nam nước này. Tuy nhiên, ngay sau đó Quân đội Israel cho biết, tổ hợp phòng thủ của họ đã kích hoạt nhầm chứ thực tế chẳng có quả tên lửa nào bắn vào Israel cả.

Tiếp đó, ngày 11/10/2018, còi báo động phòng không Israel hú lên khắp khu vực biên giới phía Bắc dải Gaza khi radar cảnh giới của họ phát hiện có một số đạn tên lửa (hoặc pháo phản lực) đã được phóng đi từ dải Gaza nhằm vào Israel.

Tuy nhiên, sau đó phát ngôn viên của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF): Đây là vụ báo động nhầm đặc biệt nghiêm trọng. Nguồn tin quân sự Israel cho biết trong một tuyên bố "Một quả tên lửa đã được phóng đi từ hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome do bị báo động khi nhận dạng nhầm mục tiêu".

Như vậy là phòng không Israel hùng mạnh, dày dạn kinh nghiệm cũng mắc lỗi tương tự như phòng không Syria khi bị hoang báo, kích hoạt nhầm hệ thống tên lửa đánh chặn.

Dường như Hệ thống phòng thủ Iron Dome của họ đã quá "nhạy cảm" khiến nhiều người dân Israel đã bày tỏ sự tức giận như:

"Hamas chỉ cần bắn đạn súng máy hoặc hỏa tiễn rẻ tiền là đã có thể gài bẫy được hệ thống đánh chặn tốn kém của Israel. Điểm yếu của Iron Dome là đây chứ đâu. Nó cần phải được điều chỉnh ngay lập tức" hay "Một sai lầm đốt tiến! Dùng tên lửa đánh chặn đạn súng máy. Chắc Israel cần phải phá hủy thêm nhiều tòa nhà nữa thì mới khá được!"

Điều đáng sợ nhất đã xảy ra với cả phòng không Syria lẫn Israel: Hậu quả lớn - Ảnh 2.

Hệ thống đánh chặn tầm thấp Iron Dome của Israel khai hỏa. Ảnh minh họa.

Chuyện tưởng nhỏ nhưng hậu quả vô cùng lớn

Trong tác chiến đối không, điều đáng sợ nhất đối với hệ thống phòng không của bất cứ quốc gia nào là bỏ sót, lọt mục tiêu. Bởi lẽ, với vũ khí có điều khiển chính xác và tinh khôn, mang uy lực sát thương lớn thì chỉ cần để đối phương bắn trúng dù một quả thôi cũng có thể gây ra thiệt hại khủng khiếp.

Tuy nhiên một điều đáng sợ khác cũng không kém phần long trọng đó là bị hoang báo, bắn vào những mục tiêu "ma". Đáng tiếc là không chỉ có phòng không Syria mà còn có cả phòng không Israel hùng mạnh cũng bị rơi vào tình huống trớ trêu này.

Mỗi một lần hoang báo dẫn tới phòng không khai hỏa là một "vết nhơ" đối với bất kỳ quốc gia nào. Hậu quả là không những tốn đạn tên lửa (tất nhiên là tốn kém chi phí) mà còn thể hiện bản lĩnh chiến đấu kém hoặc ở đâu đó có những lỗ hổng chết người cần phải sớm được bịt lại.

Điều đáng sợ nhất đã xảy ra với cả phòng không Syria lẫn Israel: Hậu quả lớn - Ảnh 3.

Hệ thống phòng thủ Iron Dome của Israel khai hỏa.

Chí ít thì phòng không Israel còn đỡ xấu hổ hơn vì hệ thống Iron Dome của họ "quá nhạy cảm" khi phát hiện "mục tiêu lạ, dù bé bằng viên đạn súng máy" mà cũng khai hỏa, nghĩa là họ đánh chặn mục tiêu có thật chỉ có điều tính sai hướng bay của chúng mà thôi, chứ không phải hoàn toàn là những mục tiêu "ma" như phòng không Syria.

Thông tin mới nhất về vụ việc phòng không Syria khai hỏa nhầm sáng nay cho thấy nguyên nhân có thể là do các hệ thống tên lửa đời cũ của nước này bị gây nhiễu từ xa bởi Israel dẫn tới kích hoạt nhầm, tương tự như vụ việc xảy ra hôm 17/04, khi Mỹ và Israel được cho là đã "tấn công điện tử chung" nhằm vào hệ thống radar của Syria.

Nếu giả thuyết này là đúng thì có lẽ sẽ rất nguy hiểm bởi một khi đã có tiền lệ như vậy, Israel có thể hư hư thực thực "trêu ngươi" phòng không Syria để họ bắn tiêu hao hoặc hết đạn rồi sau đó thừa cơ tập kích bất ngờ bằng bom và tên lửa thật, lúc đó thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Dù vậy, thà "bắn nhầm còn hơn bỏ sót" bởi để sót lọt mục tiêu đối với phòng không là sai lầm đặc biệt nghiêm trọng, có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.

Video hiểm có - Đạn phản lực của Hamas bị đánh chặn bởi hệ thống phòng thủ Iron Dome của Israel.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại