Ukraine ký thỏa thuận đảm bảo an ninh với Canada và Italy: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, nước này đã ký thỏa thuận đảm bảo an ninh với Canada và Italy. Việc ký thỏa thuận này diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm Ukraine của Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Thủ tướng Italy Giorgia Meloni, trùng với dịp 2 năm diễn ra xung đột Nga - Ukraine.
Theo Tổng thống Zelensky, thỏa thuận đảm bảo an ninh với Canada quy định phân bổ khoảng 2,22 tỷ USD hỗ trợ tài chính và quân sự cho Ukraine trong năm 2024. Trong khi đó, thỏa thuận đảm bảo an ninh với Italy “đặt nền tảng vững chắc cho mối quan hệ đối tác lâu dài trong lĩnh vực an ninh” giữa hai nước.
Phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt mới với Nga: Liên minh châu Âu và Vương quốc Anh đã công bố gói biện pháp hạn chế thứ 13 nhắm vào các thực thể và cá nhân có liên quan tới Nga, đánh dấu sau 2 năm cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine diễn ra. Các lệnh trừng phạt lần này được áp dụng đối với 106 cá nhân và 88 thực thể chịu trách nhiệm duy trì sự hỗ trợ đối với Nga.
Sai lầm khiến phương Tây và Ukraine nhận "trái đắng" khi đối đầu Nga: Theo giới phân tích, phương Tây và Ukraine đã mắc một số sai lầm khiến họ khó đảo ngược lợi thế của Nga trên chiến trường.
Nga ít khả năng tham gia Hội nghị hòa bình với Ukraine: Tổng thống Thụy Sĩ Viola Amherd cho biết, Nga khó có thể tham gia vòng đầu của Hội nghị hòa bình cấp cao Ukraine mà quốc gia trung lập Thụy Sĩ dự định đăng cai trong những tháng tới. Bình luận trên của Tổng thống Thụy Sĩ được đăng trên một tờ nhật báo vài giờ sau khi Ngoại trưởng nước này Ignazio Cassis phát biểu trước Liên Hợp Quốc rằng Thụy Sĩ muốn tổ chức hội nghị “vào mùa hè 2024”.
Đức vẫn đang thảo luận về việc cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine: Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết Đức vẫn đang thảo luận về việc có nên cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine hay không. Theo Ngoại trưởng Đức: “Tất cả mọi thứ liên quan đến hỗ trợ quân sự mà chúng tôi đang cung cấp là quá ít. Đã 731 ngày xảy ra xung đột, điều này có nghĩa là 731 ngày tàn khốc. Đức sẽ cần nhiều đạn dược hơn, nhiều phòng không hơn và nhiều pháo binh hơn. Thật không may, rất nhiều thứ trong số này không còn có sẵn trong kho của Đức nữa”.
Nga công bố video thu giữ nhiều vũ khí Ukraine bỏ lại ở Avdiivka: Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/2 công bố video cho thấy binh sĩ Nga thu giữ các loại vũ khí mà quân đội Ukraine bỏ lại sau khi rút khỏi Avdiivka.
Ukraine lộ thế yếu sau hai năm chiến sự: Từng giành ưu thế lớn trong giai đoạn đầu xung đột, Ukraine dần để lộ nhiều điểm yếu về nhân lực và hỏa lực có thể khiến họ đối mặt nhiều thách thức trước lực lượng Nga. Giới quan sát nhận định chiến lược khả thi nhất của Ukraine trong năm thứ ba là cố gắng giữ vững phòng tuyến, kéo Nga vào một cuộc xung đột tiêu hao mà "chủ nhà" thường là bên có lợi thế.
Đằng sau chiến lược tấn công dồn dập của Nga khiến Ukraine không kịp trở tay: Những cuộc tiến công không ngừng với các tốp binh lính nhỏ của Nga đã từng bước một áp đảo các vị trí của Ukraine và khiến đối phương không kịp trở tay.
Ukraine tập kích nhà máy thép lớn hàng đầu Nga: Ukraine tuyên bố tấn công một trong những nhà máy thép lớn nhất của Nga bằng máy bay không người lái, trong ngày tròn hai năm chiến sự bùng phát. Ông Igor Artamanov, Thống đốc tỉnh Lipetsk ở miền Tây nước Nga cho biết, các cơ quan an ninh đã được đặt trong tình trạng báo động sau "vụ hỏa hoạn" rạng sáng 24/2 tại nhà máy của công ty thép Novolipetsk (NLMK). Những hình ảnh trên mạng xã hội cũng cho thấy đám cháy lớn tại nhà máy này.
Ukraine nêu số tên lửa Kinzhal của Nga bị bắn rơi trong 2 năm: Ông Mykola O Meatchuk, Tư lệnh Không quân Ukraine tiết lộ, trong vòng 2 năm kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt, các đơn vị quân sự của Kiev đã phá hủy 1.905 tên lửa của Nga, trong đó có 25 tên lửa siêu vượt âm Kinzhal.