F-117 Nighthawk: Từng được coi là một biểu tượng sức mạnh của Mỹ, "chim ưng đêm" F-117 Nighthawk là máy bay đi vào hoạt động đầu tiên của Mỹ được thiết kế theo công nghệ tàng hình. Chiến đấu cơ với tốc độ đạt 0,92 Mach này đã thực hiện thành công nhiệm vụ trong một số chiến dịch của cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.
B-2 Spirit Stealth Bomber: Được mệnh danh là "bóng ma bầu trời", máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit có khả năng xâm nhập sâu vào hệ thống phòng thủ tinh vi của kẻ thù. Chiến đấu cơ này tham chiến năm 1999 và tham gia vào nhiều chiến dịch của Mỹ ở Kosovo, Iraq và Libya. Tốc độ của B-2 Spirit đạt 0,95 Mach.
F-35 Lightning II: Với tốc độ 1,6 Mach, máy bay thế hệ thứ 5 này của Mỹ là một chiến đấu cơ tàng hình kết hợp tốc độ với sự linh hoạt, khả năng chống đỡ tiên tiến cũng như có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ như do thám, không kích, chiến đấu không đối không.
Su-57: Trong số những chiến đấu cơ nhanh nhất thế giới, không thể bỏ qua Su-57 của Không quân Nga với tốc độ đạt 2 Mach. Mặc dù cho tới nay Nga không công bố nhiều thông tin về máy bay chiến đấu này song nó được cho là đủ khả năng để sánh ngang với F-15, F-35 Lightning II và F-22 Raptor của Mỹ.
F-4 Phantom II: Mặc dù đã bị loại biên vào năm 1996 song chiến đấu cơ của Mỹ này vẫn phục vụ trong quân đội một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Hy Lạp. Loại máy bay này có tốc độ đạt tới 2,23 Mach.
F-22 Raptor: Được phát triển bởi tập đoàn Lockheed Martin, F-22 được ngợi ca là chiến đấu cơ hiện đại nhất đang hoạt động hiện nay. Siêu tiêm kích thế hệ thứ 5 này có tốc độ là 2,25 Mach.
Su-27: Với tốc độ 2,35 Mach, Su-27 do Nga phát triển nhằm mục đích đối phó với Tomcat F-14 và Eagle F-15 của Không quân Mỹ.
F-106 Delta Dart: F-106 Delta Dart là chiến đấu cơ được thiết kế để đánh chặn trong mọi loại thời tiết. Máy bay chiến đấu này từng là một phần trong Không quân Mỹ từ những năm 1960 đến những năm 1980 với tốc độ đạt 2,39 Mach.
F-15 Strike Eagle: Được nhiều người công nhận là một trong những chiến đấu cơ thành công nhất, F-15 Strike Eagle đi vào hoạt động từ năm 1976 và có thể sẽ tiếp tục phục vụ Không quân Mỹ cho tới năm 2025. Tốc độ mà máy bay này đạt được là 2,5 Mach.
F-111: Có thể hoạt động với tốc độ 2,5 Mach ở độ cao 20.100 mét, F-111 được phát triển vào những năm 1960 phục vụ Không quân Mỹ và những năm 1970 cho Australia. Dù vậy, các chiến đấu cơ này đã bị loại biên vào những năm 1990.
MiG-25: Máy bay siêu thanh này nằm trong số những chiến đấu cơ nhanh nhất thế giới khi đi vào hoạt động năm 1970 và vẫn còn hoạt động cho tới thời điểm hiện tại. Tốc độ mà MiG-25 đạt được là 2,83 Mach.
MiG-31: Được Liên Xô phát triển vào cuối những năm 1970, MiG-31 với tốc độ 2,83 Mach là chiến đấu cơ đầu tiên trên thế giới có khả năng phát hiện và đánh chặn các máy bay tàng hình, cũng như là một thứ vũ khí lợi hại của Nga khiến NATO phải dè chừng.
XB-70A Valkyrie: XB-70A Valkyrie là một chiến đấu cơ cánh tam giác tốc độ cao trong giai đoạn thử nghiệm với tốc độ gấp 3 lần âm thanh (3,08 Mach) và có thể bay cao tới 21.336 mét. Tuy nhiên, giới hạn về ngân sách đã khiến chương trình phát triển loại máy bay này của Mỹ vẫn chỉ ở giai đoạn nghiên cứu.
Lockheed YF-12: Được thiết kế theo mô hình của một máy bay đánh chặn, YF-12 "ghi danh" vào kỷ lục thể giới về tốc độ và độ cao khi đạt 3,35 Mach và có thể bay cao tới 24.400 mét cho tới khi kỷ lục này bị phá vỡ bởi chiến đấu cơ SR-71 kế nhiệm.
SR-71: "Chim đen" SR-71 giữ kỷ lục là chiến đấu cơ có người lái bay nhanh nhất và cao nhất từ năm 1976 khi đạt độ cao 25.929 mét và tốc độ 3,5 Mach. Loại máy bay này phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 1964 - 1998.
X-51A Waverider: Loại máy bay siêu thanh của Không quân Mỹ này đi vào kỷ lục thế giới năm 2013 khi đạt tốc độ 5,1 Mach.
X-15: Máy bay sử dụng động cơ tên lửa này là sản phẩm phối hợp giữa NASA và Không quân Mỹ có tốc độ đạt 6,72 Mach và bay được ở độ cao 31.120 mét.
X-43A: Máy bay không người lái trong giai đoạn thử nghiệm này nằm trong chương trình nghiên cứu của NASA đạt kỷ lục với tốc độ 9,6 Mach.