Để con trai giúp mình lau xe, lúc sau, ông bố thất kinh trước cảnh tượng nhìn thấy: Phản ứng cuối cùng nhắc nhở tất cả mọi người

Khánh An |

Thấy bố mệt, cậu bé 5 tuổi tình nguyện giúp bố rửa xe.

Sự cố ngoài ý muốn

Trong kinh thánh hay kinh Phật đều có những câu chuyện dạy chúng ta về cách ứng xử với mọi người.

Cách đây chừng 40, 50 năm, đã từng có câu chuyện như thế này:

Có một ông bố trẻ nọ, sau một khoảng thời gian dài tiết kiệm tiền, cuối cùng anh ta cũng đủ tiền để mua được chiếc xe mà mình hằng ao ước.

Anh ta rất yêu quý và trân trọng chiếc xe này. Việc cọ rửa chiếc xe mỗi ngày đã trở thành thú vui lớn nhất của anh. Jack – đứa con trai 5 tuổi của anh thấy bố mình yêu quý chiếc xe như vậy thì rất hào hứng giúp cha lau chùi chiếc xe.

Anh luôn rất biết ơn vì có một cậu con trai tóc vàng lại vô cùng đáng yêu như Jack.

Để con trai giúp mình lau xe, lúc sau, ông bố thất kinh trước cảnh tượng nhìn thấy: Phản ứng cuối cùng nhắc nhở tất cả mọi người - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Một ngày nọ, anh ra ngoài và trở về nhà sau trận mưa lớn, lốp xe dính đầy bùn đất, rơi vãi khắp nơi. Song vì hôm đó anh thật sự đã rất mệt, không còn sức để rửa xe luôn nên anh đành nói với con trai: Để ngày mai chúng ta rửa xe vậy con nhé!

Jack bé nhỏ tràn đầy năng lượng, tình nguyện rửa xe giúp bố mình. Ông bố trẻ nghĩ rằng, để cho cậu bé rèn luyện sức khỏe một chút cũng hay nên đã đồng ý và nói với cậu con trai: Con cứ làm từ từ, không cần vội. Nếu như con mệt thì nghỉ, nếu không xong được thì ngày mai bố rửa cũng được.

Nhưng anh quên rằng cậu bé mới chỉ mới có 5 tuổi và không chuẩn bị bất cứ dụng cụ nào cho con mà cứ thế đi về phòng nghỉ ngơi. Jack bé nhỏ chạy ra ngoài nhưng tiếc rằng cậu bé không tìm thấy khăn lau.

Cậu chạy vào trong bếp, bỗng nhiên nhớ ra sau khi nấu ăn xong, mẹ thường dùng giẻ sắt để đánh nồi cho sạch sẽ, cậu nghĩ nếu như đã không tìm thấy khăn lau vậy thì mình dùng giẻ sắt vậy, như vậy chiếc xe sẽ càng sáng bóng hơn!

Jack cầm theo giẻ sắt và bắt đầu chà mạnh lên chiếc xe, hết lần này đến lần khác. Sau khi chà xon, cậu bé mới phát hiện chiếc xe có rất nhiều vết xước. Cậu sờ tay vào thì có cảm giác sần sùi, thô ráp. Cậu tự hỏi chiếc xe bị làm sao vậy rồi bật khóc lên thành tiếng.

Rồi Jack chạy thật nhanh vào phòng bố, vừa khóc vừa nói: "Bố ơi … Con xin lỗi. Bố … Bố mau ra ngoài xem đi!"

Anh thấy con trai khóc đến mức nói không nên lời như vậy, vội vàng ra ngoài cùng cậu bé, nhìn thấy chiếc xe mới của mình trở đã trở nên thê thảm như vậy, anh thất kinh mất vài giây rồi bàng hoàng hét lên: "Ôi chiếc xe của tôi …"

Để con trai giúp mình lau xe, lúc sau, ông bố thất kinh trước cảnh tượng nhìn thấy: Phản ứng cuối cùng nhắc nhở tất cả mọi người - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Lúc này, ông bố trẻ đã rất tức giận, anh chạy vào phòng, quỳ xuồng cầu nguyện: "Thượng Đế, đây là chiếc xe mà con đã phải khó khăn lắm mới mua được. Vậy mà chưa tới một tháng mà nó đã trở nên thê thảm tới mức này. Xin ngài hãy cho con biết, bây giờ con nên làm thế nào mới phải? Con có nên phạt con trai con hay không?"

Sau khi cầu nguyện xong, một giọng nói từ bi bỗng nhiên xuất hiện trong đầu anh: "Con trai của ta, con người ta thường chỉ nhìn vào kết quả thể hiện ra bên ngoài, còn ta, ta luôn nhìn vào tấm lòng, nhìn vào cái tâm của người khác."

Ông bố trẻ ngồi thẫn thờ một lúc rồi mới ngộ ra những điều vừa nghe được, anh ta vội vã chạy ra khỏi phòng và đi tìm con trai.

Lúc này, cậu bé vẫn đang khóc, nhìn bố với ánh mắt sợ hãi và tội lỗi, đôi vai nhỏ bé khẽ run lên.

Ông bố trẻ ôm con vào lòng, rơm rớm nước mắt, nói với con: "Cảm ơn con trai. Cảm ơn con đã giúp bố rửa xe. Bố yêu con hơn tất cả mọi thứ, kể cả chiếc xe này!"

Lời bình

Rất nhiều khi, chúng ta nóng vội, giận dữ, không thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân khi nhìn thấy những kết quả thể hiện ra bên ngoài không được như ý của mình.

Sự nóng vội ấy đã nhanh chóng chiếm hữu hết không gian của lý trí và sự sáng suốt, nó điều khiển và đưa chúng ta đến với những cách giải quyết tiêu cực để giải tỏa sự bức xúc, không cho chúng ta có cơ hội nhìn lại, đánh giá mọi việc một cách cẩn thận hơn. Chính vì thế, con người chúng ta dễ mắc sai lầm trong những lúc mất bình tĩnh.

Ít nhất, người cha trong câu chuyện trên đã tìm cách để lấy lại sự bình tĩnh của mình trước tình huống khiến anh ta giận dữ, nhưng rõ ràng, anh ta chưa biết cách nên ứng xử với con mình thế nào.

Để con trai giúp mình lau xe, lúc sau, ông bố thất kinh trước cảnh tượng nhìn thấy: Phản ứng cuối cùng nhắc nhở tất cả mọi người - Ảnh 5.

Chỉ khi nhận được một lời gợi ý: "Nhìn vào lòng người, nhìn vào tấm lòng, nhìn vào cái tâm của người khác", anh ta mới ngộ ra việc cần làm.

Không chỉ là trong quan hệ cha – con, lời khuyên ấy chính là kim chỉ nam trong cách ứng xử giữa người với người. Nhìn vào lòng người, chúng ta sẽ biết cách ứng xử với người sao cho phải, đừng chỉ nên nhìn vào kết quả thể hiện ra bên ngoài.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại