Đánh giá khả năng Mỹ can thiệp quân sự vào Venezuela

K.M |

Ông Donald Trump công khai thừa nhận lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido là Tổng thống lâm thời, đồng thời đang có nhiều công cụ trong tay đối với Venezuela và Tổng thống Nicolas Maduro.

Ông Donald Trump công khai thừa nhận lãnh đạo đối lập Venezuela Juan Guaido là Tổng thống lâm thời, đồng thời đang có nhiều công cụ trong tay đối với Venezuela và Tổng thống Nicolas Maduro.

Sau tuyên bố của Mỹ thừa nhận lãnh đạo đối lập Juan Guaido là Tổng thống lâm thời Venezuela hôm 23.1, Tổng thống Nicolas Maduro đã cắt đứt quan hệ với Mỹ, yêu cầu các nhà ngoại giao Mỹ rời khỏi Venezuela trong 72 giờ, đồng thời ra lệnh đóng cửa đại sứ quán và lãnh sự quán nước này tại Mỹ.

Trong khi đó, Mỹ ra lệnh cho tất cả các nhà ngoại giao và nhân viên sứ quán “không thiết yếu” phải rời khỏi Venezuela vì lý do an ninh. Trong hơn 1 thập kỷ qua, Mỹ và Venezuela không trao đổi đại sứ, nhưng vẫn có đội ngũ nhân viên ngoại giao ở mỗi nước.

Theo BBC, hiện chính quyền của Tổng thống Donald Trump có một số lựa chọn với Venezuela. Một là có thể đẩy mạnh các biện pháp trừng phạt kinh tế; hoặc củng cố việc đóng băng tài sản nhắm vào các cá nhân hoặc tổ chức liên quan đến chính phủ của Tổng thống Maduro.

Hai là cũng có thể cảnh báo chính phủ Venezuela và các chỉ huy quân sự rằng bất kỳ cuộc tấn công nào vào dân thường hoặc đàn áp tăng cường sẽ được theo dõi và ghi chép chặt chẽ, với khả năng sẽ có sự can thiệp của tư pháp quốc tế trong tương lai.

Cũng theo BBC, mặc dù hùng biện mạnh mẽ, nhưng Tổng thống Donald Trump vốn không thích mạo hiểm về mặt triển khai quân sự. Đây là vị tổng thống ra lệnh rút quân đội Mỹ ra khỏi Syria và được cho hay là muốn cắt giảm một nửa lực lượng Mỹ ở Afghanistan.

Không có khả năng ông sẽ muốn gửi thủy quân lục chiến vào Venezuela trong hoàn cảnh hiện tại. Tuy nhiên, nếu đất nước này rơi vào tình trạng hỗn loạn hoàn toàn, có thể sẽ có lời kêu gọi một số nước trong khu vực can thiệp.

Điều đó sẽ đòi hỏi một sự hỗ trợ quốc tế quy mô - đặc biệt là từ trong khu vực Mỹ Latinh - và có lẽ cũng cần sự ủng hộ tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Và điều này rất khó xảy ra, với sự ủng hộ của Nga dành cho Tổng thống Maduro và sự phản đối truyền thống của Trung Quốc đối với những gì họ cho là can thiệp vào các vấn đề nội địa của một quốc gia.

Hiện tại, chỉ có một lực lượng quân đội duy nhất đóng vai trò quan trọng và đó là chính là lực lượng quân đội Venezuela. Trong các cuộc nổi dậy trong quá khứ, các lực lượng vũ trang đã đứng về phía Tổng thống Maduro.

Chính lòng trung thành của họ sẽ quyết định số phận của chế độ hiện tại. Nhưng nếu quân đội hoặc lực lượng an ninh chia rẽ, thì điều này một lần nữa có thể dẫn đến bạo lực lớn hơn.

Quân đội Venezuela cho đến nay vẫn trung thành với Tổng thống Maduro và chính phủ của ông. Ông Maduro đã giữ họ ở bên mình bằng cách thường xuyên tăng lương và thưởng cho họ vì lòng trung thành của họ. Ông cũng đã đưa các quan chức quân sự cấp cao vào các vị trí chủ chốt trong chính phủ.

Hôm 24.1, Bộ trưởng Quốc phòng Venezuela, Tướng Vladimir Padrino đã đọc một tuyên bố lên án những gì ông cho là một âm mưu đảo chính, được ủng hộ bởi các "đặc vụ hình sự" cực hữu.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại