Các quan niệm lỗi thời trong tập thể thao

Có những quan niệm trước đây được áp dụng phổ biến, nhưng nay đã không còn chính xác nữa.

Các quan niệm lỗi thời trong tập thể thao
 

Luôn đeo đai tạ khi tập

Mang đai tạ để giúp làm săn chắc cơ bụng và hỗ trợ cho các động tác thể hình, nhưng nếu bạn sử dụng đai ngay cả trong những lần không tập tạ nặng thì có thể chức năng phục hồi cơ làm ổn định xương sống của cơ thể sẽ giảm sút.

Đai có thể giữ vững cột sống của bạn khi phải tập những bài tập nâng tạ ghép. Nhưng có một số quá cẩn thận, đeo đai ngay cả những lúc ngồi tập tạ đơn cho cơ tay, điều này có vẻ hơi thừa. Nhấc tạ đòn là cách tốt nhất để giữ xương sống luôn luôn chắc khỏe.

Chất béo sẽ chuyển hóa thành cơ

Huấn luyện viên Joel Proskewitz cho biết: “Chất béo và cơ bắp là hai cấu trúc khác nhau hoàn toàn và bạn không thể chuyển hóa chúng”.

Tuy nhiên, quá trình bạn tập luyện để lên cơ cũng đồng thời thúc đẩy nhanh sự diệt vong của các mô mỡ, khiến bạn trông  thon gọn và mạnh khỏe hơn.

Tập trước giờ ăn

Lý thuyết cho rằng sẽ tốt hơn nếu bạn tập khi bụng đói, vì nó tạo ra sự thiếu hụt calori, do đó sẽ đẩy mạnh sự trao đổi chất cho toàn bộ thời gian còn lại trong ngày.

Theo lời người huấn luyện Karl Bickley thì “giờ vàng” để tập luyện chính là khi bạn có thời gian tập hết sức và có hiệu quả. Các kết quả nghiên cứu cho rằng thời gian tốt nhất là từ 5 đến 6 giờ chiều, lúc nhiệt độ cơ thể cao nhất, nhưng theo tôi bạn nên tập vào khoảng thời gian nào mà bạn thấy hợp với cơ thể mình nhất”.

Chạy bộ có hại cho đầu gối

Một nghiên cứu dài 18 năm tại đại học Stanford, Hoa Kì cho thấy những người không chạy bộ là những người có nguy cơ bị viêm khớp xương mãn tính cao hơn so với những người thường xuyên chạy bộ. Kết quả nghiên cứu khuyến cáo việc đi bộ cũng có thể củng cố các mô liên kết làm ổn định khớp gối, giúp làm giảm đau trong một thời gian dài.

Các cơ bắp chủ yếu là do di truyền

“Vẻ bề ngoài mà bạn có là do di truyền: ví dụ bạn không thể can thiệp để thay đổi cấu trúc xương được” - Bác sĩ Nick Evans, một nhà cố vấn về phẫu thuật chỉnh hình cho biết. “Tuy không thay đổi được tạo hóa, dù được sinh ra với một số lượng cơ sẵn có, bạn vẫn có thể thông qua việc tập thể thao thường xuyên để giúp cơ phát triển hơn”.

Các quan niệm lỗi thời trong tập thể thao
 

Tập thể thao cường độ cao có nguy cơ bị đau tim

Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí của Hiệp Hội Y Học Canada thì những người đàn ông tích cực tập luyện khoảng 2 giờ 20 phút mỗi tuần có thể giảm khoảng 40% nguy cơ về bệnh tim mạch. Tuy nhiên, tập tạ nặng hay những động tác tĩnh có thể làm huyết áp tăng cao.

Tổ chức giúp đỡ những bệnh nhân bị bệnh về huyết áp (Blood Pressure Association) khuyến cáo những người bị cao huyết áp chỉ nên tập nâng tạ nếu có sự giám sát của một huấn luyện viên chuyên môn.

Phải bị đau thì cơ bắp mới phát triển

“Các cơ bắp phải được làm việc hết sức trong suốt quá trình tập luyện và những cơn đau cơ mà bạn cảm nhận được lúc tập là cần thiết vì chúng là dấu hiệu cho thấy cơ bắp phát triển”, huấn luyện viên Joel Proskewitz nói. “Nhưng các cơn đau cơ này chỉ nên ở mức vừa phải, có thể chịu được. Ngoài ra bất kì cơn đau nào khiến bạn tưởng như không thể chịu nổi đều là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang tập quá độ và kết quả là bị chấn thương”.

Nâng tạ nhẹ trong thời gian dài để phát triển độ trương của cơ bắp

“Không có hình thức tập luyện nào cho độ trương của cơ bắp, nhưng bạn có thể tập để gia tăng kích cỡ của cơ và đốt cháy chất béo đang bao bọc cơ bắp” -Proskewitz cho hay. “Tập nâng tạ nặng một vài lần sẽ giúp lên cơ và giảm béo, khiến bạn trông rắn chắc hơn”.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại