Đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Chưa thể giải quyết vấn đề chính yếu

Cẩm Bình |

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn nguồn tin tiết lộ giữa hai phái đoàn đàm phán vẫn tồn tại khác biệt lớn trong những vấn đề chủ chốt, bao gồm cả yêu cầu lập cơ chế đảm bảo Trung Quốc tôn trọng cam kết bảo vệ sở hữu trí tuệ và cho phép doanh nghiệp tiếp cận thị trường một cách công bằng của Mỹ.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn nguồn tin tiết lộ giữa hai phái đoàn đàm phán vẫn tồn tại khác biệt lớn trong những vấn đề chủ chốt, bao gồm cả yêu cầu lập cơ chế đảm bảo Trung Quốc tôn trọng cam kết bảo vệ sở hữu trí tuệ và cho phép doanh nghiệp tiếp cận thị trường một cách công bằng của Mỹ.

Theo một trong các nguồn tin, phía Washington thất vọng khi cường quốc châu Á chỉ đưa ra vài đề nghị hình thức, không đem lại tác động gì. Hai nguồn tin khác cho biết các nhà đàm phán còn thảo luận khả năng bỏ thuế suất 10% mà 200 tỉ USD hàng Trung Quốc hiện phải chịu, nhưng mức thuế 25% áp với 50 tỉ USD hàng hóa bị Mỹ nhắm đến trước đó vẫn giữ nguyên.

Đổi lại Bắc Kinh sẽ thực hiện một số thay đổi mang tính cấu trúc nhằm bảo vệ tốt hơn tài sản trí tuệ của doanh nghiệp nước ngoài đến nước này hoạt động, mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cũng như giảm trợ cấp nhà nước.

Ngoài ra, lời hứa tăng nhập hàng - chẳng hạn như mua sản phẩm bán dẫn tổng giá trị 200 tỉ USD trong 6 năm - có thể được Bộ Thương mại cùng Bộ Tài chính Mỹ đón nhận như một chiến thắng của nỗ lực giảm thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, phe chủ trương cứng rắn - trong đó có Đại diện Thương mại Robert Lighthizer - nhiều khả năng không chấp thuận những gì không giúp giải quyết các lo ngại mang tính cấu trúc.

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung: Chưa thể giải quyết vấn đề chính yếu - Ảnh 1.

Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới còn 2 tuần để đạt thỏa thuận - Ảnh: SCMP

Tạo ra khuôn khổ giám sát Trung Quốc thực hiện cam kết cải cách là ưu tiên hàng đầu của đoàn đàm phán Mỹ. Washington từng nhiều lần cáo buộc cường quốc châu Á không giữ lời, chính sự nghi ngờ khiến hai nền kinh tế còn bất đồng, theo một nguồn tin thân cận với chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Phái đoàn Mỹ nhiều lần nhấn mạnh cải cách (của Trung Quốc) phải được kiểm chứng và giám sát. Có một cơ chế làm việc này thì nếu Bắc Kinh trong khoảng thời gian đã thỏa thuận mà không làm đúng cam kết, Washington sẽ ngay lập tức áp thêm hoặc tăng thuế đánh vào hàng hóa.

Nhưng phía Bắc Kinh muốn dùng cụm từ “cơ chế thực thi” nghe có vẻ nhẹ nhàng hơn để chỉ khuôn khổ giám sát, đồng thời từ chối giao cho Mỹ quyền hạn tiến hành kiểm chứng. Nguồn tin cũng cho biết cường quốc châu Á từ chối dùng chuyện thay đổi mô hình kinh tế làm điều kiện chứng minh họ thực hiện cam kết cải cách.

Một nguồn tin khác tiết lộ khi đến Washington cuối tháng 1 trước, đoàn quan chức Trung Quốc do Phó thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu có đề xuất mở đối thoại song song với đàm phán thương mại, với nội dung đối thoại bàn về vụ việc Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu. Không rõ vấn đề này có nằm trong chương trình nghị sự của phái đoàn Mỹ đang ở Bắc Kinh hay không.

Hiện hai nền kinh tế lớn nhất thế giới còn đúng 2 tuần để đạt thỏa thuận, tuy nhiên Tổng thống Mỹ mới đây vừa ngỏ ý sẵn lòng lùi thời hạn. Trang Bloomberg ngày 13.2 đưa tin ông Trump có khả năng dành thêm đến 60 ngày cho đàm phán.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại