Cuộc tấn công mùa hè của quân Nga: Tiền thân của phương pháp chiến đấu đột phá nhiều điểm

Quân sự |

Tháng 6 - tháng 9/1916, Nga thừa lúc quân Đức quay lại tấn công chiến tuyến phía Tây, đã tổ chức cuộc chiến quy mô lớn nhằm vào liên quân Đức-Áo ở chiến tuyến phía Đông châu Âu.

Tháng 4/1916, căn cứ theo Hiệp ước được ký kết tại Hội nghị quân sự của các nước đồng minh về việc tập trung binh lực ở miền Tây, Tây Nam và miền Bắc, giữa tháng 6, quân Nga đã tổ chức cuộc tấn công mùa hè quy mô lớn nhằm vào liên quân Đức-Áo, để làm giảm áp lực cho quân Anh, Pháp và Ý ở tuyến miền Tây và miền Nam.

Để nhanh chóng chi viện cho quân Ý ở chiến tuyến phía Nam, sau khi quân Nga bí mật tiến hành hàng loạt công tác chuẩn bị kỹ càng, cánh quân phía Tây Nam phát động cuộc tấn công đầu tiên.

Ngày 4/6, quân Nga ở chiến tuyến Tây Nam đã bất ngờ đồng loạt nã 2.000 nòng đại bác vào trận địa của liên quân Đức-Áo. Sau cuộc pháo kích cấp tốc, tập đoàn quân số 8 trực thuộc bộ phận quân chiến tuyến Tây Nam tổ chức tấn công dồn dập trong phạm vi 21.000m hướng chính diện vào Luzk, các tập đoàn quân khác cũng lần lượt tổ chức tấn công hàng loạt mang tính đột phá.

Cứ thế, trên toàn bộ chiến tuyến có bán kính 450 km, các lực lượng quân đồng loạt tấn công đột phá ở 20 - 30 cứ điểm. Liên quân Đức-Áo không dễ dàng phán đoán được hướng tấn công chủ lực của quân Nga nhưng cũng không thể tổ chức binh lực cơ động nhằm vào hướng chủ lực, do đó họ rơi vào thế bị động, không tập trung được binh lực, đành phải phòng thủ.

Quân Nga nhanh chóng đánh bại Tập đoàn quân số 4 của Áo, ngày 7 chiếm được Luzk. Ngày 18, tấn công chiếm được Chelnovce.

Trong thời gian này, quân Đức vội vã điều động quân từ tuyến phía Tây sang, tăng cường phòng ngự. Do đó, khi quân miền Tây và quân miền Bắc tấn công vào liên quân Đức-Áo thì gặp phải sự chống cự quyết liệt của lực lượng liên quân này, hai lần tấn công đều gặp thất bại.

Ngày 9/7, lực lượng quân miền Tây Nam phụ trách tấn công chính, cánh quân miền Tây phụ trách hỗ trợ tấn công, đã có cuộc giằng co quyết hệt với liên quân Đức-Áo tại sông Stuhed, hai bên đều có thắng có thua. Kéo dài đến tháng 8, cuộc tấn công của quân Nga không có tiến triển gì lớn.

Ngày 20-9, liên quân Đức-Áo bắt đầu tổ chức phản công dữ dội, quân Nga bị buộc dừng cuộc tấn công, chuyển sang thế phòng ngự. Chiến dịch này kéo dài hơn 3 tháng, liên quân Đức-Áo tổn thất khoảng 1,5 triệu người. Quân Nga tổn thất chưa đến 1 triệu người, chỉ tấn công về phía trước được từ 50-150km.

Cuộc chiến này tuy không thu được kết quả to lớn nhưng có ý nghĩa sâu sắc về mặt chiến lược.

Trong chiến dịch, Đức và Áo bị buộc phải điều động một số lượng binh lớn từ chiến tuyến phía Tây và phía Nam để tăng cường chiến đấu, từ đó giảm áp lực cho quân Pháp tại Verdun, đồng thời buộc quân Áo tạm thời ngừng tấn công vào Ý, Ngoài ra, chiến thắng của quân Nga đã thúc đấy Romania tham gia vào các nước liên minh.

Chiến dịch này còn có một đặc điểm, đó chính là việc quân Nga đã chọn một điểm trên chiến tuyến rất dài để làm điểm tấn công chính, từ đó tấn công đột phá nhiều điểm khác, đây cũng chính là khởi nguồn cho chiến thuật đột phá trong Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Phương thức mới trong đột phá tuyến phòng ngự cũng đã được áp dụng rộng rãi trong các cuộc chiến tranh quy mô lớn sau này.

(Bài viết sử dụng tư liệu từ cuốn "100 cuộc chiến lẫy lừng trong lịch sử thế giới" - NXB Thời Đại)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại