Cuộc gặp Nga- Mỹ: Nỗ lực “tháo ngòi nổ” căng thẳng Ukraine

Phạm Hà |

Ngoại trưởng Nga Lavrov và người đồng cấp Mỹ Blinken hôm 21/1 gặp nhau tại Geneva, Thụy Sĩ trong nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng về cuộc khủng hoảng Ukraine, khi các cuộc đàm phán gần đây giữa Nga và phương Tây chưa đạt được bước đột phá, khiến dư luận lo ngại về khả năng đối đầu quân sự giữa cá

Chiến hào ở đông Ukraine. Ảnh: Rluk.

Chiến hào ở đông Ukraine. Ảnh: Rluk.

Dự kiến Ngoại trưởng hai nước sẽ thảo luận các đề xuất an ninh liên quan đến việc hạn chế sự mở rộng của NATO về phía biên giới của Nga và cố gắng "xác định các bước tiếp theo" cho các cuộc đàm phán.

Cuộc gặp diễn ra khi Nga và Mỹ cũng như NATO trong tháng này tiến hành các cuộc đàm phán căng thẳng về vấn đề an ninh, nhưng không đạt được bước đột phá nào.

Phía Nga trước đó cảnh báo sự kiên nhẫn đang cạn dần, đồng thời cáo buộc Mỹ và NATO đang kích động căng thẳng trong khu vực.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dimitri Peskov nhấn mạnh: “Mỹ và NATO có thể mang lại hy vọng hão huyền cho những “cái đầu nóng nảy” của một số lãnh đạo Ukraine, khơi mào cho một cuộc nội chiến ở đất nước của họ một lần nữa".

Ngay trước thềm cuộc gặp Nga-Mỹ, hàng loạt các cảnh báo được đưa ra. Ngoại trưởng Blinken khẳng định, Mỹ và đồng minh phương Tây thống nhất trong phản ứng mạnh mẽ đối với bất cứ hành động gây hấn nào của Nga nhằm vào Ukraine

Đức cũng tuyên bố có thể dừng Dòng chảy phương Bắc 2 - một đường ống dẫn khí đốt mới từ Nga, nếu Nga có hành động quân sự nhằm vào Ukraine.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Ursula von der Leyen cũng khẳng định đáp trả bất kỳ hành động gây hấn nào của Nga nhằm vào Ukraine "bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính lớn":

“Đối với chúng tôi, các nguyên tắc cơ bản cho an ninh châu Âu vẫn còn hiệu lực trong Đạo luật cuối cùng của Helsinki và Hiến chương Paris, cả hai đều do Nga ký. Chúng tôi tái khẳng định tình đoàn kết với Ukraine và các đối tác châu Âu trước những mối đe dọa từ Nga.

Tất nhiên chúng tôi tiếp tục ủng hộ nguyên tắc cơ bản rằng Ukraine được tự do quyết định với tư cách là một quốc gia có chủ quyền."

Các cảnh báo đang diễn ra nhưng rõ ràng cuộc gặp Nga và Mỹ diễn ra hôm nay cho thấy thiện chí đối thoại để làm giảm căng thẳng song phương.

Ngay trước thềm cuộc gặp, hai nhà ngoại giao hàng đầu Nga-Mỹ đã tiến hành điện đàm, nhấn mạnh tầm quan trọng của con đường ngoại giao để giảm bớt căng thẳng.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng khẳng định: “Bất chấp những tuyên bố và hành động nguy hiểm của Nga, Mỹ cùng với các đồng minh nhấn mạnh tầm quan trọng của con đường ngoại giao để giải quyết cuộc khủng hoảng.

Đó là lý do tại sao tôi có cuộc gặp với các đối tác châu Âu và Nga tại Geneva. Trong cuộc họp với người đồng cấp Nga, một lần nữa tôi sẽ tìm kiếm các giải pháp ngoại giao”.

Rõ ràng cả Nga và phương Tây đều không muốn từ bỏ lằn ranh đỏ đặt ra, nhưng các bên vẫn khẳng định mong muốn đối thoại. Điều đó có nghĩa là Mỹ và Nga đều cố gắng tìm giải pháp mà hai bên cùng chấp nhận được.

Thực tế thời điểm này, việc Mỹ và NATO kết nạp Ukraine cũng gặp không ít bất lợi, nên một cam kết không sớm kết nạp thành viên Ukraine có thể coi là một thiện chí đối với Nga.

Như hy vọng của giới chuyên gia, sự sáng suốt chính trị và kinh nghiệm của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden là những cơ sở tốt để tiếp tục tìm kiếm đồng thuận, tránh đối đầu nguy hiểm khiến cả hai bên đều đối mặt với những tổn thất lớn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại