Cuộc chiến không gian Mỹ-Nga sẽ khiến nhân loại trở thành “tù binh” trên Trái đất?

Quốc Vinh |

Một khi cuộc chiến trong không gian nổ ra, sẽ có rất nhiều rác vũ trụ được tạo ra do các vệ tinh bị nổ tung. Chúng ta sẽ không thể đưa tên lửa ra khỏi Trái đất nữa vì các tên lửa sẽ không thể đi qua "bãi mìn" này".

Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan tuyên bố Mỹ sẽ chiến thắng bất kỳ cuộc chiến nào trong không gian mà không nhận ra rằng một cuộc xung đột như vậy sẽ mãi mãi khiến cho nhân loại trở thành "tù nhân" trên Trái đất này. Rất may, các nhà phân tích cho rằng phát biểu của ông chỉ mang tính chất tuyên truyền.

"Tôi hoàn toàn tin tưởng chúng ta có thể chiến thắng một cuộc xung đột trong không gian ở thời điểm hiện tại", chống lại Nga, Trung Quốc hoặc bất kỳ đối thủ nào khác, ông Shanahan nói với các thượng nghị sĩ Mỹ.

Khi được yêu cầu bình luận về tuyên bố đầy tham vọng này, Bruce Gagnon, điều phối viên của Mạng lưới Toàn cầu chống Vũ khí và Năng lượng Hạt nhân trong Vũ trụ, đã dẫn lại lời của phi hành gia Mỹ Edgar Mitchell, người từng đi bộ trên Mặt trăng.

Cuộc chiến không gian Mỹ-Nga sẽ khiến nhân loại trở thành “tù binh” trên Trái đất? - Ảnh 1.

Phương tiện thử nghiệm quỹ đạo X-37B của Mỹ.

"Cách đây nhiều năm, tôi đã tổ chức một cuộc biểu tình tại Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA ở Florida và một trong những người phản đối ở đây là Mitchell. Anh ta nói một khi cuộc chiến trong không gian nổ ra, nó cũng sẽ là lần cuối cùng của chúng ta - vì sẽ có rất nhiều rác vũ trụ được tạo ra do các vệ tinh bị nổ tung. Chúng ta sẽ không thể đưa tên lửa ra khỏi Trái đất nữa vì các tên lửa sẽ không thể đi qua 'bãi mìn' này".

Tuy nhiên, những lời của quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ "thực sự không mới" vì Washington đã nói về việc kiểm soát và thống trị không gian kể từ thời Tổng thống Ronald Reagan vào những năm 1980, điều phối viên Gagnon nói với RT.

"Mỹ coi không gian là một lĩnh vực chiến đấu. Họ có một khẩu hiệu, được gọi là sự thống trị toàn phổ. Điều này có nghĩa là quân đội Mỹ nên kiểm soát một cuộc xung đột ở mọi cấp độ - trên mặt đất, trên đại dương, trên không và trong không gian".

Nhà hoạt động này đã ca ngợi Nga và Trung Quốc vì nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ của họ nhằm thúc đẩy hiệp ước Ngăn chặn Chạy đua Vũ trang ngoài Vũ trụ (PAROS), đồng thời bày tỏ sự tiếc nuối khi "Mỹ và Israel tiếp tục ngăn chặn hiệp ước đó tại Liên Hợp Quốc".

"Nga và Trung Quốc đã nói: Hãy đóng cửa chuồng trước khi ngựa ra ngoài. Nhưng Mỹ từ chối vì các tập đoàn vũ khí sẽ kiếm được số tiền khổng lồ từ một cuộc chạy đua vũ trang mới trong không gian".

Cuộc chiến không gian Mỹ-Nga sẽ khiến nhân loại trở thành “tù binh” trên Trái đất? - Ảnh 3.

Công nghệ quân sự vũ trụ của Mỹ chưa được chứng minh trên thực tế.

Chuyên gia quân sự từ tạp chí Arsenal Otechestva của Nga, ông Andreassey Leonkov, cho biết tuyên bố của quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Shanahan không gì khác hơn là một "động thái tuyên truyền".

"Câu hỏi đặt ra là họ sẽ dùng vũ khí nào để đạt được chiến thắng như vậy?", chuyên gia Leonkov đặt câu hỏi. "Những gì họ có trong không gian chỉ là các vệ tinh giám sát".

Nhà phân tích nhớ lại rằng, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Nâng cao của Mỹ (DARPA) đã đánh dấu ba hướng đi trong việc phát triển công nghệ vũ trụ quân sự vào năm 2002.

"Chúng là vũ khí đánh chặn không gian, sẽ loại bỏ tên lửa đạn đạo với tia laser rất mạnh, tương tự như sức mạnh hạt nhân, nhằm bảo vệ lãnh thổ Mỹ; bên cạnh các hệ thống đặc biệt để tấn công các mục tiêu trên Trái đất bằng tên lửa không gian đối đất".

Theo Leonkov, "không có dự án nào trong số những dự án này của Mỹ thậm chí gần với triển khai thực tế" vào lúc này.

Không giống như Mỹ, "Nga gần đây đã phát triển một hệ thống laser quân sự thực sự và sở hữu các công nghệ để đưa nó lên quỹ đạo", ông nói. Và nếu kinh nghiệm của Liên Xô trong lĩnh vực này được tái hiện trở lại, "tất cả sẽ ổn" đối với Nga.

"Liên Xô đã sản xuất một vài hệ thống quân sự không gian và thậm chí đã thử nghiệm chúng. Một trong số đó là tên lửa R-36ORB, có thể ở trên quỹ đạo như một vệ tinh và bắn trúng mục tiêu trên mặt đất từ ​​trung tâm điều khiển. Hệ thống này từng duy trì nhiệm vụ chiến đấu cho đến năm 1993. Chúng ta cũng có các trạm chiến đấu không gian Almaz có thể điều khiển tàu không gian và tên lửa đạn đạo".

Trung Quốc cũng là một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ vì nước này đã có "hệ thống chống vệ tinh và chống tên lửa trên quỹ đạo", đồng thời tích cực phát triển chương trình không gian có người lái, Leonkov nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại