Thái giám Trung Quốc thời phong kiến là nhóm đối tượng không thể thiếu trong hoàng cung. Họ luôn đi theo, làm công việc hầu hạ, phục vụ các nhu cầu của hoàng đế và các phi tần.
Trước khi vào cung làm thái giám, họ sẽ trải qua quá trình tịnh thân đầy đau đớn. Công việc của người làm công việc này được gọi là tịnh thân sư.
Những người làm nghề tịnh thân sư có nhiệm vụ cắt bỏ cơ quan sinh dục của nam giới - người sắp vào cung làm thái giám.
Đối với mỗi lần "phẫu thuật" thành công, người làm nghề tịnh thân sư thường kiếm được 6 lượng bạc trắng.
Nếu người nào không có tiền thì viết giấy nợ. Sau khi vào cung làm việc và được trả lương, thái giám sẽ trả lại tiền cho người làm nghề tịnh thân sư.
Trước khi làm "phẫu thuật", người tịnh thân phải ký vào giấy cam kết rằng tự nguyện làm thủ thuật để thành thái giám.
Nếu trong quá trình "phẫu thuật" có xảy ra nguy hiểm, thậm chí là chết thì gia đình cũng sẽ không kiện cáo. Nguyên do là bởi không ít bé trai tử vong trong quá trình "phẫu thuật".
Ngoài tiền, người tịnh thân làm thái giám thường hối lộ người "phẫu thuật" cho mình một số hiện vật như 1 cái thủ lợn, 1 con gà hay một bình rượu.
Người ta tin rằng, nếu hối lộ người làm tịnh thân sư thì khi "phẫu thuật" sẽ được làm nhanh hơn, ít đau đớn và có cơ hội sống sót cao hơn.
Theo đó, người làm nghề tịnh thân sư thường khá giàu có sau nhiều năm làm công việc này.