Jo Abi là một người mẹ đến từ Sydney, Úc. Ngoài ra, chị còn là tác giả của quyển sách How to Date a Dad được xuất bản bởi Hachette Livre Australia.
Chị đã có một bài viết được đăng trên trang news.com.au chia sẻ suy nghĩ của mình sau khi xem bức tranh con gái Caterina vẽ.
Bức tranh có chủ đề "Những điều quan trọng nhất với tôi" và khi nhìn điều quan trọng đầu tiên của con, chị đã khá lo lắng. Chị viết:
Người ta nói rằng một bức tranh còn đáng giá hơn ngàn lời nói và quan điểm này chắc chắn là thích hợp với bức tranh của con gái tôi - Caterina, 9 tuổi. Ban đầu tôi đã chụp ảnh bức vẽ vì tôi nghĩ nó khá đáng yêu.
Caterina thích vẽ và luôn cố gắng nghĩ những ý tưởng cho tác phẩm nghệ thuật của mình. Bình thường, con sẽ nhờ tôi gợi ý nhưng bức vẽ này là con tự nghĩ ra.
Con đặt tên cho nó là: "Những điều quan trọng nhất với tôi", trong đó con vẽ tôi và các anh của con. Con cũng bao gồm bản thân mình trong tranh và điều này làm tôi khá tự hào.
Rõ ràng là con hiểu rõ giá trị của bản thân mình. Tuy nhiên, con chọn vẽ chiếc điện thoại di động của con ở vị trí đầu tiên khiến tôi có chút lo lắng.
"Điện thoại của tôi", con đã viết như thế trước khi vẽ chính xác chiếc iPhone 5C của con, bao gồm cả ốp lưng hoàn chỉnh có trang trí hình vẽ dâu tây cùng popsocket hình quả bơ. Nếu giải thích chính xác tranh vẽ của con, những điều quan trọng nhất với con sẽ theo thứ tự sau:
1. Điện thoại của con
2. Tôi - mẹ của con
3. Bố của con bé
4. Hai anh trai của con
5. Con
Bức vẽ của Caterina (Ảnh: news.com.au)
Có lẽ con bắt đầu vẽ iPhone và sau đó quyết định vẽ gia đình và một khi chúng tôi được cho vào trong bức vẽ, con sẽ đặt tên là "Những điều quan trọng nhất với tôi".
Suy nghĩ đó sẽ giúp tôi thoải mái khi mà giờ đây tôi có cảm giác cuộc sống của các con xoay quanh các thiết bị điện tử của chúng cũng như tôi đã từ bỏ việc cố gắng hạn chế/kiểm soát/điều chỉnh các con sử dụng thiết bị.
Các con của tôi giờ đã 14, 10 và 9 tuổi. Tôi chấp nhận cho con sử dụng công nghệ như một phần quan trọng của tuổi thơ thời hiện đại và tôi không thích phải tranh cãi vấn đề này. Càng cấm cản chỉ khiến chúng hấp dẫn hơn với trẻ con.
Bằng cách cho phép con sử dụng các thiết bị công nghệ , việc kéo con ra khỏi chiếc điện thoại để chơi đùa, đi bộ hay xem phim cũng không là vấn đề lớn.
Rõ ràng Caterina cũng cảm thấy tương tự. Con trai Philip (14 tuổi) có Playstation, laptop, iPad, iPhone. Giovanni (10 tuổi) có máy game X-Box, iPad và iPhone.
Caterina (9 tuổi) có máy tính bảng, iPhone. Giovanni và Cateina sẽ dùng chung laptop và cả 3 con dùng chung máy Nitendo Switch.
Có quá nhiều không?
Chị Jo Abi và con gái (Ảnh: news.com.au)
Khi ở tuổi của con, thiết bị điện tử duy nhất tôi có là TV. Lúc tôi bắt đầu học trung học, tôi có máy đánh chữ bằng điện. Sau đó tôi có máy vi tính, màn hình khi đó màu đen, chữ màu xanh lá cây, không có internet. Cảm thấy như hàng ngàn năm trước vậy.
Nó khiến tôi buồn cười thấy khi những thiết bị công nghệ của ngày nay đã được xem như là cái chết của tuổi thơ , giống hệt như cách TV đã từng bị.
Tôi nhớ mẹ đã cố gắng giới hạn tôi xem TV, khuyến khích chúng tôi ra ngoài vui chơi. Thường thì mẹ sẽ tắt TV và rượt đuổi chúng tôi ra ngoài sân với một cây chổi.
Nếu tôi thấy con mình ngồi xem TV cùng nhau, tôi vui mừng lắm. Chương trình duy nhất các con xem cùng nhau là Young Sheldon.
Bên cạnh đó, thị hiếu xem TV của các con cũng đã khiến các con tách biệt với các thiết bị của mình khi chúng được cài đặt Netflix, Foxtel và STAN.
Khi Caterina vẽ bức tranh này, có lẽ con đã đặt chiếc điện thoại của mình bên cạnh để con có thể hoàn thành bản vẽ của mình.
Trong thời gian tới, tôi sẽ đề nghị con thay đổi thứ tự về những điều quan trọng trong bức vẽ. Xét cho cùng, tôi và bố của con - những người đã mua iPhone cho con - chỉ với mỗi lý do đó thôi cũng đủ thấy chúng tôi quan trọng hơn chiếc điện thoại thông minh của con rồi.
(Nguồn: news.com.au)