Con kêu đau chân, bố mẹ vô lo vô nghĩ, cuối cùng hại cả một đời đứa trẻ

Hoa Vũ |

Nguyên nhân khiến trẻ bị đau chân rất phức tạp và những suy nghĩ chủ quan của các bậc cha mẹ có thể khiến con trẻ gánh chịu hậu quả khôn lường.

Khi thấy trên đôi chân trẻ không có vết thương nào nhưng lại luôn gào khóc không thể giải thích được, nhiều bậc cha mẹ thường không để tâm và cho rằng đó có thể chỉ là một vết sưng tấy đơn giản, hay chỉ là một hành động gây náo loạn từ trẻ.

Trên thực tế, nguyên nhân khiến trẻ bị đau chân rất phức tạp và cách tốt nhất đưa trẻ đến viện kiểm tra. Bởi một khi bỏ qua giai đoạn điều trị tốt nhất của trẻ, lúc đó cha mẹ có cảm thấy hối hận thì đã quá muộn.

Cách đây không lâu, một bé gái ở Trung Quốc luôn nói với mẹ rằng chân bị đau nhưng gia đình nhìn qua không thấy vết thương gì nghiêm trọng không quan tâm.

Tuy nhiên, một thời gian sau, tần suất quấy khóc vì đau chân của bé gái ngày càng nhiều, lúc này gia đình mới đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe.

Kết quả kiểm tra cho thấy, bệnh nhi bị u xương nhưng vì bỏ lỡ thời điểm tốt nhất để cứu chữa nên không thể làm gì khác ngoài cách cắt cụt chi.

Con kêu đau chân, bố mẹ vô lo vô nghĩ, cuối cùng hại cả một đời đứa trẻ - Ảnh 2.

Kết quả chụp phim đầu gối của bé gái. Ảnh: Sina

Nhận được thông báo từ bác sĩ, cha mẹ của bé gái như chết lặng. Giờ họ có hối hận vì sự vô tâm của mình thì cũng đã muộn, bởi cuộc đời của đứa trẻ đã hoàn toàn thay đổi từ đây.

"Những nỗi đau của trẻ thường không thể che giấu, khi trẻ cảm thấy đau và khó chịu thì sẽ bộc lộ ra ngoài, vì vậy, cha mẹ không nên nghĩ rằng trẻ không sao chỉ dựa vào những nhận định chủ quan của mình mà nên thận trọng và chú ý hơn đến cảm xúc của trẻ. Hãy đưa trẻ đến viện khám kịp thời nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ", bác sĩ khuyến cáo.

Những nguyên nhân có thể khiến trẻ bị đau chân

Do chấn thương

Nguyên nhân phổ biến khiến một số trẻ bị đau chân có thể do chấn thương, nếu chẳng may trẻ va phải vật gì cứng hơn hoặc chẳng may bị ngã thì trẻ khó có thể giấu nỗi đau của mình.

Lúc này, chân của trẻ nên được kiểm tra cẩn thận ngay lần đầu tiên để xem có chấn thương rõ ràng nào không. Nếu có chấn thương rõ ràng, cha mẹ có thể sát trùng cho trẻ để xem mức độ đau của trẻ.

Nếu trẻ khóc một lúc và cơn đau dịu dần thì không có vấn đề gì lớn, cha mẹ không cần quá lo lắng.

Nếu đau không chịu được, có khả năng đã tổn thương xương và cơ, nên đưa đi khám để được điều trị kịp thời.

Do thiếu canxi

Tình trạng thứ hai thường gặp hơn ở trẻ em trong độ tuổi thanh thiếu niên, do giai đoạn này trẻ lớn rất nhanh nên có thể bị đau nhức chân do thiếu canxi.

Tình trạng có thể nhận biết qua biểu hiện rõ ràng hơn, vì ngoài việc kêu đau chân, trẻ còn hay bị chuột rút. Cha mẹ nếu thấy tình trạng như vậy thì nên làm tốt việc bổ sung canxi kịp thời và cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý.

Do u xương

U xương là căn bệnh có tỷ lệ mắc cao thường gặp ở trẻ em mà cha mẹ không nên lơ là.

Nếu cơn đau chân của trẻ là do u xương gây ra, thì thường là đau ở khớp gối và tương đối khó chịu.

Nếu trẻ bị đau cơ hai bên cẳng chân và cũng đang trong độ tuổi vàng để phát triển thì đây là chứng đau tăng trưởng của trẻ khi ở tuổi vị thành niên, trường hợp này cha mẹ không cần quá lo lắng.

Trẻ bị đau chân còn có thể do nhiều nguyên nhân khác, nếu cơn đau dữ dội thì cha mẹ nên cẩn thận, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để tránh bỏ lỡ giai đoạn điều trị tốt nhất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại